Cách điều trị viêm tai giữa ở người lớn và trẻ em

1

Viêm tai là một bệnh lý khá phổ biến đặc biệt là viêm tai giữa cấp (bệnh rất thường gặp ở trẻ em và người lớn cũng gặp phải). Bệnh viêm tai giữa là một căn bệnh phổ biến nhất liên quan tới tai, được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp tính. Viêm tai giữa cấp có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị hợp lý.

Tuy nhiên nhiều người khi thấy bản thân hay thấy con viêm tai giữa thì tự ý mua thuốc điều trị theo theo sự kê đơn của dược sĩ có thể gây ra nhiều biến chứng như: điếc do ngộ độc thuốc kháng sinh hoặc không khỏi mà trở thành mạn tính.

Tai được chia làm ba phần bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ (màng nhĩ có nhiệm vụ bảo vệ tai giữa và tai trong để phần niêm mạc của tai giữa hoạt động trong môi trường kín, bảo vệ hệ thống xương con tránh bị tổn thương do chấn thương, cũng như các tác động của các yếu tố vật lý, hóa học từ môi trường bên ngoài với tai giữa và tai trong qua thành trong của tai giữa).

Tai giữa và tai trong được ngăn cách với nhau bởi lớp màng ở cửa sổ tròn rất dễ hấp thu các loại thuốc và là một trong những cơ chế ngộ độc tai trong gây điếc nặng không hồi phục.

Xem thêm: Dấu hiệu sốt xuất huyết

cấu tạo của tai

Biểu hiện của người lớn và trẻ em khi bị viêm tai giữa

Khi mắc phải bệnh viêm tai giữa thường có biểu hiện đặc trưng: chảy mủ tai và đau nên đối với trẻ thì thường hay quấy khóc, đưa tay dụi hoặc cấu tai, đối với người lớn thì nhức đầu, nôn hoặc tiêu chảy, có thể sốt cao. Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai người bệnh thì thấy đau nhói. Dấu hiệu đặc trưng của viêm tai giữa là soi thấy màng nhĩ đỏ, không di động hoặc căng phồng…

Do đó chảy mủ và đau tai là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán. Thường viêm tai giữa xuất phát sau khi mắc phải bệnh viêm mũi họng. Khoảng 2/3 số trường hợp viêm tai giữa cấp là do vi khuẩn trong đó hay gặp nhất là vi khuẩn phế cầu, đó cũng chính là những vi khuẩn gây viêm phổi, vì thế để kháng vi khuẩn này hiệu quả thì phải dùng kháng sinh để điều trị ngay.

Ngoài ra còn có những dấu hiệu ít gặp khác như ù tai, chóng mặt (thường được phát hiện ở trẻ lớn). Có trường hợp bị sốt, sưng sau tai, chán ăn và khó ngủ…

Xem thêm:  Những thực phẩm giúp tăng cường khả năng thụ thai

Để phát hiện bệnh, người lớn cũng như trẻ em cần được sự hỗ trợ từ bác sĩ trong chẩn đoán chẳng hạn như dùng đèn soi tai có kính phóng đại (Otoscope) hay kính hiển vi soi tai và nội soi tai (Oto-Endoscope).

Biến chứng của bệnh viêm tai giữa

Nếu như bị bệnh viêm tai giữa mà không chữa trị kịp thời, thì sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp rất nguy hiểm. Một khi bệnh tái phát nặng, rất dễ xảy ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ hay giảm thính lực, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm.Nguy hiểm hơn là khi biến chứng xảy ra trong sọ não như viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não, … dễ gây tử vong.

Ðiều trị viêm tai giữa thế nào cho đúng và triệt để?

Tùy giai đoạn của viêm tai giữa mà việc điều trị sẽ theo các phác đồ khác nhau: Viêm tai giữa cấp thường được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân.

Vi khuẩn gây viêm tai giữa chủ yếu là vi khuẩn liên cầu, Hemophilus Influenza, phế cầu… nên kháng sinh nhóm B lactam hiện vẫn là nhóm thuốc đặc trị tốt nhất và cần phải kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.

Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ để lấy mủ được cân nhắc kỹ và đồng thời phải kết hợp với các loại thuốc đặc trị kháng sinh toàn thân khác như trong giai đoạn sung huyết. Nếu viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn này, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ làm cho rách màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này có nghĩa là màng nhĩ bị thủng. Giai đoạn này thì việc điều trị bằng cách dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ và người lớn rất quan trọng.

Các thuốc dùng để nhỏ tai trong từng giai đoạn cũng khác nhau: giai đoạn sung huyết chủ yếu dùng thuốc giảm đau như otipax… Giai đoạn ứ mủ phải trích rạch hoặc giai đoạn vỡ mủ dùng nhóm thuốc chữa viêm tai phải an toàn với tai thủng như ciplox tránh sử dụng những thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh nhóm aminosid. Tuy nhiên, việc điều trị cần phải có sự tư vấn kĩ của bác sĩ chuyên khoa.

Tránh những sai lầm khi dùng thuốc nhỏ tai để điều trị viêm tai giữa

Thường gặp nhất là việc tự dùng ôxy già nhỏ tai cũng có thể gây những tai biến ngoài mong muốn như làm bong lớp biểu bì bảo vệ trên da ống tai, làm chậm quá trình lành vết thương của tai thậm chí có thể gây chít hẹp ống tai ngoài ảnh hưởng lớn đến sức nghe đặc biệt là ở trẻ em. Thuốc bột được sử dụng dùng làm thuốc tai thường là những loại thuốc bột nguyên chất có khả năng hòa tan để tránh việc cản trở dẫn lưu của dịch tai giữa ra ngoài.

Xem thêm:  Cách diệt gián tận gốc và chống gián hiệu quả

Nhiều trường hợp bố mẹ thấy con chảy nhiều nước ra cửa tai quá nên cạo các viên thuốc kháng sinh rồi rắc vào tai trẻ. Trường hợp này rất nguy hiểm do những tá dược có trong thuốc viên sẽ gây bít tắc dẫn lưu dịch dẫn đến tình trạng dịch viêm không được dẫn lưu ra ngoài sẽ phá hủy sang phần xương chũm của tai giữa gây viêm xương chũm thậm chí gây biến chứng nội sọ đồng thời làm cho khi khám các thầy thuốc rất khó đánh giá đúng tình trạng của tai bệnh do không quan sát được màng tai.

Điều cần nhớ việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa phải được thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa tai mũi họng. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị mà không được thăm khám của các thầy thuốc chuyên khoa vì có thể để lại những di chứng do tai biến nặng nề của thuốc như điếc không hồi phục vì tác dụng của một số thuốc gây ngộ độc ốc tai có trong thành phần của thuốc nhỏ tai.

Lời khuyên của thầy thuốc

Nghiên cứu cho thấy, trẻ bú mẹ ít bị viêm tai giữa vì trong sữa mẹ có kháng thể giúp bé có sức đề kháng tốt. Thứ hai, vấn đề vệ sinh cho trẻ như khi tắm không để nước vào tai giữa, vệ sinh mũi họng để trẻ không bị viêm hô hấp trên, amidan, VA vì giữa mũi họng và tai trong có ống thông nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng qua đó mà lan sang tai. Khi đã bị bệnh cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị, theo dõi chặt chẽ các biến chứng. Người có yếu tố nguy cơ (gia đình có anh chị em bị viêm tai giữa) càng cần chú ý khi có dấu hiệu đau tai và sốt.

Các bài thuốc dân gian chữa viêm tai giữa hiệu quả

Khi bị viêm tai giữa có thể áp dụng các bài thuốc sau đây để chữa trị cho hiệu quả, nên kết hợp giữa thuốc uống và thuốc nhỏ để đảm bảo hiệu quả cao hơn.

Cách chữa trị viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian tại nhà

Bài thuốc dân gian chữa viêm tai giữa bằng việc uống:

Bài thuốc thứ nhất gồm các vị sau: bạch linh, xuyên khung, thạch xương bồ mỗi vị 12g, đương quy 15g, sài hồ, mần tưới, hồng ha, hương phụ, bán hạ mỗi vị cũng 10g. sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang. Uống liên tiếp trong 10 ngày là hết một liệu trình.

Bài thuốc thứ hai để chữa bệnh viêm tai giữa gồm các vị: cam thảo, ngân hoa, xuyên khung mỗi vị 10g; hương phụ, liên kiều, sài hồ, trần bì mỗi vị 12g; nam tục đoạn, thổ phục linh mỗi loại 20g; cây cứt lợn, bạch chỉ nam, bưởi bung, kinh giới, kinh hoàng bá, ích mẫu mỗi vị 16g. cho lên sắc lầy nước uống, ngày một thang, chia thành ba lần.

Bài thuốc thứ ba gồm các vị như: hoàng kì, sài đất, phòng sâm, mẫu lệ, kinh giới, chi tử, bạch linh, bạch truật, cây cứt lợn, mỗi vị 5g; hạ khô thảo, đinh lăng, thổ phục linh mỗi vị 6g. sắc lấy nước uống, ngày một thang và chia thành ba lần.

Xem thêm:  Tổng hợp những lời khuyên để cải thiện cơ hội mang thai

Bài thuốc chữa viêm tai bằng thuốc nhỏ tai

Bài thuốc gồm các thảo dược: thương nhĩ tử, thạch xương bồ, cây ngũ sắc, trần bì mỗi vị 16g. cho các vị vào ấm thêm 150ml nước rồi đun sôi lấy 50ml. rót nước thuốc ra bát để nguội, tiếp đó dùng bông lọc cho trong nước, đóng vào lọ, cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. ngày nhỏ 3-4 lần vào tai, mỗi lần 2-3 giọt.

Bài thuốc chữa viêm tai giữa từ phèn chua và ngũ nội tử

Trong y học cổ truyền đã lưu truyền rất nhiều bào thuốc chữa bệnh viêm tai giữa chảy mủ, một trong những bài thuốc chữa viêm tai giữa chảy mủ rất hiệu quả đó sự kết hợp hoàn hảo giữa phèn chua và ngũ nội tử.

Nguyên liệu: ngũ bội tử: 1/2 lạng và phèn chua: 1/2 lạng.

Cách làm: Cho hai vị trên lên một miếng sắt và để lên bếp đun đến khi phèn chua chảy ra quyện lại với ngũ bội . Lấy phần màu trắng (xốp) đem nghiền nhỏ như cám rồi cho vào một chiếc lọ, như vậy là ta được sản phẩm thuốc.

Cách dùng:

– Vệ sinh tai trước khi thổi thuốc bằng oxy già, lau thật sạch tai.

– Cuộn một tờ giấy sạch thành hình chiếc tẩu (một đầu vừa với lỗ tai).

– Cho thuốc vào đầu của một chiếc tẩu và thổi vào tai bị viêm chảy mủ.

Liều dùng: dùng liên tiếp trong ba ngày, mỗi ngày hai lần sáng và tối, mỗi lần lượng thuốc bằng một hạt đậu xanh.

Chú ý: phải dừng sử dụng tất cả các loại kháng sinh 24h trước khi dùng thuốc này. Và khi sử dụng thuốc có thể dùng các loại thuốc như: Giảm sốt, long đờm.

Bài thuốc này chỉ sử dụng cho bệnh viêm tai giữa chảy mủ nếu chưa chảy mủ ra ngoài hay nói cách khác là chưa thủng màng nhĩ thì không được sử dụng bài thuốc này.

Bệnh viêm tai giữa là một căn bệnh gây khó chịu cho cả người lớn và trẻ em, việc chữa trị không đúng có thể gây ra nhiều biến chứng. Do đó cần phải được tư vấn của những bác sĩ chuyên khoa bao gồm cả đông y và tây y để có thể chữa trị dứt điểm. Không nên tự ý tìm hiểu hay nghe lời người khác (không phải bác sĩ chuyên khoa) để tự điều trị để tránh tiền mất tật mang, bệnh sinh ra nhiều biến chứng khó chữa trị hơn.

Hi vọng bài chia sẻ trên của Suria Link sẽ hữu ích với bạn. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe!

Xem thêm:

suria
suria

Tạp chí SURIA LINK nơi chia sẻ những kiến thức làm đẹp và chăm sóc gia đình tốt nhất hiện nay. Mọi thông tin đều được đóng góp từ các chuyên gia trong từng lĩnh vực trong từng ngành nghề

SURIA LINK
Logo