Dấu hiệu sốt xuất huyết – Cách đuổi và diệt muỗi hiệu quả

0

Sốt xuất huyết hay chính xác hơn là sốt do virus là một nhóm các bệnh do một số họ virus sau: ArenavirusFiloviridaeBunyaviridae và Flavivirus. Một số loài virus có thể gây bệnh nhẹ như sốt Nephropathia Scandinavia, trong khi đó một số loài khác có thể gây bệnh tương đối nặng, thậm chí có thể gây tử vong, chẳng hạn như sốt Lassa, virus Marburg, Bệnh virus Ebola, sốt xuất huyết Bolivia, Hantavirus (sốt xuất huyết Triều Tiên), Crimea-Congo, và Dengue. Đây là bệnh sốt cao có xuất huyết, có thể quy vào các chứng ôn dịch, thời độc, thử táo dịch hoặc thấp nhiệt. Sốt xuất huyết được truyền qua muỗi, đặc biệt là muỗi vằn.

Sốt xuất huyết hiện đang là bệnh hết sức nguy hiểm, lan truyền nhanh, xảy ra vào mùa mưa khá phổ biến với nhiều người mắc bệnh. Khi mắc bệnh người bị nhiễm bệnh với những biểu hiện lâm sàng khá đa dạng và tỷ lệ diễn biến nặng cao. Nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong. Vì vậy Suria Link khuyên bạn không nên chủ quan khi gặp phải sốt xuất huyết vì bệnh chưa có thuốc đặc trị cũng như vắc-xin phòng bệnh.

Dấu hiệu sốt xuất huyết - Cách đuổi và diệt muỗi hiệu quả

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Diễn biến của bệnh

Bệnh thường thường phát triển mạnh vào mùa mưa, hay bùng phát trong một khu ổ dịch nào đó, khi bị nhiễm bệnh thì người bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Giai đoạn nguy hiểm thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bị sốt. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt và có các biểu hiện như thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch thường kéo dài từ 24 – 48 giờ; tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, phù nề mi mắt, gan to và có thể đau.

Nếu bị thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến tình trạng sốc với các biểu hiện như vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh các đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh, nhỏ; huyết áp bị kẹt với hiệu số huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu bằng hoặc dưới 20mmHg; huyết áp bị tụt hoặc không đo được; lượng nước tiểu ít. Triệu chứng xuất huyết có thể xảy ra ở dưới da, niêm mạc và nội tạng.

Dấu hiệu xuất huyết dưới da được biểu hiện với các nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường thấy ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím.

Dấu hiệu xuất huyết niêm mạc được biểu hiện với hiện tượng chảy máu mũi, lợi; đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.

Dấu hiệu xuất huyết nội tạng có thể thấy ở hệ tiêu hóa, phổi, não; đây là dấu hiệu nặng. Ngoài ra, một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy phủ tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim.

Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không bị sốc; vì vậy trên thực tế lâm sàng cần cảnh giác.

Khi xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy dung tích hồng cầu (hematocrite) tăng so với giá trị ban đầu của người bệnh hoặc so với giá trị trung bình của dân số ở cùng lứa tuổi; số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3 máu, enzyme AST (aspartat transaminase), ALT (alanin transaminase) thường tăng; trong trường hợp nặng có thể có rối loạn đông máu. Siêu âm hoặc chụp phim Xquang có thể phát hiện tràn dịch màng bụng, màng phổi.

Giai đoạn hồi phục thường xảy ra từ 24-48 giờ sau giai đoạn nguy hiểm khi có hiện tượng tái hấp thu dần từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch máu. Giai đoạn hồi phục kéo dài khoảng từ 48-72 giờ sau đó.

Người bệnh hết sốt, thể trạng được tốt dần lên, có cảm giác thèm ăn, huyết động ổn định và bắt đầu đi tiểu nhiều. Bệnh nhân có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ. Trong giai đoạn này cần thận trọng vì nếu truyền dịch không kiểm soát, truyền dịch quá mức có thể gây nên phù phổi hoặc suy tim.

Xem thêm:  Bạn có thể có thai trước, trong hoặc sau thời gian hành kinh?

Xét nghiệm cận lâm sàng thấy dung tích hồng cầu (hematocrite) trở về chỉ số bình thường hoặc có thể thấp hơn do hiện tượng pha loãng máu khi dịch được tái hấp thu trở lại. Số lượng bạch cầu ở trong máu thường tăng lên sớm sau giai đoạn hạ sốt. Số lượng tiểu cầu dần dần trở về chỉ số bình thường nhưng có thể chậm hơn so với số lượng bạch cầu.

Với diễn biến lâm sàng qua 3 giai đoạn đã nêu trên, việc theo dõi bệnh nhân chặt chẽ rất cần thiết để có biện pháp xử trí phù hợp theo từng giai đoạn và tiên lượng trước khả năng có thể ảnh hưởng đến người bệnh, nhất là những biến chứng trầm trọng xảy ra.

Nằm màn là một cách phòng bệnh sốt xuất huyệt 1 cách hiệu quả.

Các mức độ cảnh báo của bệnh

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo bệnh sốt xuất huyết xảy ra gồm 3 mức độ khác nhau là sốt xuất huyết, sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết nặng.

Sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết đã nêu trên và kèm theo các dấu hiệu cảnh báo như vật vã, lừ đừ, li bì. Bệnh nhân có triệu chứng đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan, gan to trên 2cm; nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, đi tiểu ít. Xét nghiệm cận lâm sàng thấy dung tích hồng cầu (hematocrite) tăng cao và tiểu cầu giảm nhanh chóng. Nếu người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo trên phải theo dõi sát mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu, làm xét nghiệm dung tích hồng cầu, tiểu cầu và có chỉ định truyền dịch kịp thời.

Sốt xuất huyết nặng xảy ra khi người bệnh có một trong các biểu hiện thoát huyết tương nặng dẫn đến tình trạng sốc giảm thể tích hay còn gọi là sốc sốt xuất huyết, có ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều; có dấu hiệu xuất huyết nặng và suy tạng.

Sốc sốt xuất huyết có biểu hiện suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh với các triệu chứng như vật vã, bứt rứt hoặc li bì; lạnh đầu chi, da lạnh ẩm; mạch nhanh, nhỏ, huyết áp kẹt, hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu bằng hoặc dưới 20mmHg, tụt huyết áp hay không đo được huyết áp; đi tiểu ít.

Sốc sốt xuất huyết lại được chia làm 2 mức độ để điều trị bù dịch gồm sốc sốt xuất huyết có dấu hiệu như suy tuần hoàn, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt; kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã, li bì và có dấu hiệu sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được. Cần chú ý trong quá trình theo dõi diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng; vì vậy khi thăm khám phải phân độ lâm sàng để tiên lượng bệnh và có định hướng xử trí phù hợp.

Xuất huyết nặng được biểu hiện triệu chứng chảy máu cam nặng nên cần nhét gạc vào vách mũi để cầm máu, bị rong kinh nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng; thường kèm theo tình trạng sốc nặng, giảm tiểu cầu, thiếu ôxy mô và toan chuyển hóa, có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng. Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như acetylsalicylic acid (aspirin); ibuprofen hoặc dùng thuốc corticoid; bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mạn tính.

Suy tạng nặng được biểu hiện các dấu hiệu suy gan cấp, men gan AST, ALT có thể bằng hoặc dưới 1.000U/L; suy thận cấp; rối loạn tri giác trong sốt xuất huyết thể não. Có thể viêm cơ tim, suy tim hoặc suy chức năng các cơ quan khác.

Xem thêm:  Hướng dẫn cách chọn thang nhôm chữ A tốt cho bạn

Lời khuyên:

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin để phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị. Diễn biến lâm sàng với triệu chứng bệnh lý khá đa dạng và chuyển biến nhanh từ nhẹ sang nặng. Mức độ bệnh tiến triển từ sốt xuất huyết thông thường sang nặng không lường trước được. Vì vậy, ngành y tế cùng phối hợp với cộng đồng người dân thực hiện công tác giám sát, phòng chống bệnh một cách chặt chẽ.

Phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát được hoạt động của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết như tránh muỗi đốt kể cả ban ngành; diệt bọ gậy muỗi, loăng quăng muỗi và muỗi trưởng thành bằng tất cả các biện pháp hiệu quả, khả thi; đồng thời thường xuyên vệ sinh cảnh quan, môi trường sống để loại bỏ các ổ chứa nước đọng là điểm sinh sản của muỗi ở trong nhà và ngoài nhà.

Khi phát hiện và nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp; mọi sự chậm trễ có thể dẫn đến nguy cơ tử vong khi có những biến chứng trầm trọng xảy ra. Bệnh nhân chỉ được xuất viện về nhà khi hết sốt trong vòng 2 ngày, tỉnh táo; mạch, huyết áp bình thường; số lượng tiểu cầu máu phải trên 50.000/mm3 máu.

Dấu hiệu để nhận biết sốt xuất huyết

Các cách đuổi và diệt muỗi vô cùng hiệu quả

Muỗi gây các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản, virut Zika… Những căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây tử vong. Chính vì vậy, Suria Link sẽ dành cho bạn những cách tự nhiên đuổi sạch muỗi để bảo vệ cho gia đình bạn khỏi bị muỗi đốt, tránh những căn bệnh nguy hiểm.

Dùng bình xịt muỗi là cách đơn giản và nhanh chóng nhưng mùi của nó gây khó chịu và sử dụng nhiều sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe. Những cách tự nhiên sẽ khắc phục điều đó và cũng rất đơn giản và hiệu quả đấy.

Tham khảo bài viết: Chữa vết côn trùng cắn bằng những nguyên liệu tự nhiên

Sả

Nói về việc đuổi sạch muỗi, sả là loại cây trồng có tác dụng mạnh nhất. Mùi hương rất mạnh của nó lấn át những mùi xung quanh khiến muỗi không dám lại gần khu vực trồng sả và cả khu vực gần đó.

Bạn có thể trồng sả trong nhà, hoặc nếu không, một cách nhanh hơn là cắm củ sả vào một bình đựng hoặc ly có một ít nước và thường xuyên thay nước cho chúng.

 Xả có tác dụng đuổi muỗi

Bã cà phê

Nếu nhà bạn có những nơi hay bị ẩm ướt, và khó làm khô ráo, hãy dùng bã cà phê rắc lên nơi đó. Bã cà phê có tính chất hút ẩm sẽ làm cho trứng của muỗi bị khô và không thể sinh sôi nảy nở.

bã cafe

Tỏi

Trồng tỏi trong nhà sẽ giúp làm đuổi muỗi rất hiệu quả, bạn có thể trồng vài củ tỏi trong 1 cái chậu và để trong nhà. Cách khác nhanh chóng hơn đó là cắt tỏi thành lát nhỏ rắc ở nơi bạn muốn xua đuổi muỗi.

Một cách đuổi sạch muỗi bằng tỏi khác đó là nghiền nát tỏi cho vào bình xịt chứa nước và xịt lên quần áo hay xịt lên da. Dù mang lại hiệu quả cao nhưng cách này thường không được áp dụng nhiều do nhiều người không thích mùi tỏi bị bám lại trên cơ thể.

Ngoài ra, ăn nhiều tỏi cũng làm muỗi tránh xa vì khi đó da bạn sẽ có một lớp dầu tỏi được giải phóng từ lỗ chân lông, ngăn cản việc tấn công của muỗi.

toi

Bạc hà

Đặt lá bạc hà xung quanh nhà, hoặc muốn đuổi muỗi lâu dài bạn cũng có thể trồng lá bạc hà trong những chiếc chậu rồi đặt trong nhà. Bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc nước súc miệng bạc hà pha loãng xịt khắp nhà, muỗi cũng sẽ bỏ đi nhanh chóng.

Xem thêm:  Những stt và câu nói hay về tình yêu Nam Nữ

cay bac ha

Chanh

Cắt chanh thành 2 nửa rồi cắm hoa đinh hương khô lên các tép nước của miếng chanh, cắm đều và dày đặt vào từng nửa chanh. Bạn có thể làm nhiều quả chanh để đặt ở nhiều góc nhà đuổi muỗi đi xa. Nếu không có hoa đinh hương khô, bạn có thể thay thế bằng tinh dầu sả hoặc tinh dầu hương thảo. Cách thực hiện: nhỏ tinh dầu lên miếng chanh. Lưu ý là chỉ cần nhỏ vài giọt thôi nhé.

chanh

Nước rửa chén

Cho một ít nước rửa chén pha với 1 ít nước vào dĩa (hoặc tô, chén…) sau đó đem đặt ở nơi có nhiều muỗi. Muỗi sẽ không còn bay vào nhà mà chỉ tập trung ở dĩa nước đó. Dĩa nước chứa nước rửa chén sẽ làm phân hủy trứng muỗi do có tính kiềm, như vậy muỗi sẽ không thể sinh sôi được nữa.

nuoc rua chen

Vỏ bưởi, quýt, cam…

Những loại vỏ này có rất nhiều tinh dầu giúp đuổi muỗi. Bạn có thể phơi khô chúng sau đó dốt lên để tinh dầu tỏa hương sẽ làm muỗi bay đi xa.

vo cam kho giup duoi muoi

Trồng các loại cây chống muỗi

Ngoài sả, bạc hà, tỏi, một số cây khác như hương thảo, tía tô, húng quế, cúc vạn thọ… đều có tác dụng xua muối. Những cây này đều rất dễ trồng, bạn có thể trồng trong chậu nhỏ để ở các góc nhà, chúng sẽ giúp bạn đuổi sạch muỗi ra khỏi ngôi nhà bạn.

Tinh dầu

Một số loại tinh dầu có chức năng xua đuổi muỗi: sả, chanh, bưởi, bạc hà, bạch đàn, tinh dầu tràm, tinh dầu quế, oải hương… Bạn có thể nhỏ vài giọt vào bình xịt chứa nước, lắc đều và xịt lên quần áo hoặc xịt xung quanh nhà hoặc đốt bằng đèn xông tinh dầu để ở góc nhà.

Máy đuổi muỗi

Với chiếc máy đuổi muỗi thì khi hoạt động máy sẽ phát ra những âm thanh siêu âm có tần số khoảng 16.000Hz tương tự âm thanh của muỗi đực, chuồn chuồn hay thạch sùng để xua đuổi những con muỗi cái. Nhiều máy loại máy còn kết hợp thêm cả tinh dầu đuổi muỗi, giá của những chiếc máy này giao động trong khoảng từ 250 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng. Tuy nhiên trên thực tế thì hiệu quả đuổi muỗi của những chiếc máy này không được cao.

Máy diệt muỗi

Những chiếc máy bắt muỗi hay còn gọi là đèn bắt muỗi có giá đắt hơn một chút, giá giao động từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng. Sở dĩ những chiếc đèn bắt muỗi này có giá cao như vậy là do sử dụng bóng đèn tia cực tím. Cách bắt muỗi của loại đèn này là : Đèn phát ra tia cực tím để thu hút muỗi, muỗi sau khi bay vào đèn sẽ bị chết bởi xung điện. Nhiều người đã sử dụng loại đèn này cho biết, đèn có hiệu quả hơn so với máy đuổi muỗi nhưng cũng không nhiều. Do sử dụng xung điện để giết muỗi tương tự như vợt muỗi, cho nên đêm đang ngủ thi thoảng có con muỗi bay vào đèn nó nổ tanh tách.

Phun thuốc diệt muỗi

Phun thuốc diệt muỗi là một cách diệt muỗi cho một khu vực rộng lớn nhiều ao tù, nước đọng, bụi cây… Điều lưu ý phun thuốc diệt muỗi là nên sử dụng những loại thuốc nhập khẩu, thuốc phải đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn và chất lượng phải không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người hay thú nuôi.

Hãy bảo vệ gia đình và người thân của bạn tránh xa muỗi, vì muỗi là nguồn cơn lây lan bệnh. Và khi có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết cần nhanh chóng đưa đi bệnh viện để chữa trị và diệt muỗi tận gốc phòng ngừa lây lan.

Xem thêm các chia sẻ hay khác:

suria
suria

Tạp chí SURIA LINK nơi chia sẻ những kiến thức làm đẹp và chăm sóc gia đình tốt nhất hiện nay. Mọi thông tin đều được đóng góp từ các chuyên gia trong từng lĩnh vực trong từng ngành nghề

SURIA LINK
Logo