Kevin chủ sở hữu của Dos Mundos là chuỗi các quán cà phê đặc sản có trụ sở tại Prague, đưa ra những chủ đề chính để nhận ra và suy nghĩ trước khi mở quán cà phê và bắt đầu kinh doanh. Dos Mundos đã có mặt trên thị trường cà phê đặc biệt từ năm 2013. Các nhà rang xay đã hợp tác kinh doanh với một số quán cà phê, cửa hàng ngọt và các khách sạn trong suốt nhiều năm. Vì vậy, họ đã thống kê ra 10 sự thật khách quan có thể có ích và giúp bạn có thểm kinh nghiệm để mở quán cafe và kì vọng sẽ giúp kinh doanh cafe được đắt khách.
Thứ 1: Không quá vội để mở ngay quán cafe ngay lập tức
Điều đầu tiên bạn nên tính đến! Ngay cả khi vị trí bạn đã chọn là quán cà phê tương lai với mọi điều kiện kinh doanh hoàn hảo, bạn không thể quá vôi để kinh doanh quán cafe ngay lập tức. Theo kinh nghiệm của nhiều người đã mở quán thì trong trường hợp bạn quyết định mở quán bằng mọi cách, thì sẽ có hơn 90% khả năng bạn sẽ thất bại trong 6 tháng hoạt động.
Tại sao? Trước bạn sẽ có 1 người nào đó đang kinh doanh ở đây, và hiện tại họ đã rời bỏ khỏi địa điểm này. Có thể họ thất bại và khách hàng không thích các dịch vụ của họ như: quản lý tồi, vệ sinh không sạch, đồ ăn thức uống rất tệ… Trong khi đó người cho thuê thì nói khác. Bạn cần phải tìm hiểu kĩ lưỡng tình hình kinh doanh của người trước là như thế nào và xử lý nó trước khi bắt đầu kinh doanh.
Đó là thực tế và kinh nghiệm là chỉ mở một quán cà phê trong vòng 03 tháng (nếu xử lý nhanh) đến 08 tháng (nếu gặp tình huống xấu) tính từ thời điểm bạn thuê mặt bằng. Trong khoảng thời gian này thì cần thương lượng để giảm giá thuê và chuẩn bị tiền để bắt đầu.
Dưới đây là một vài vấn đề về những thứ bạn có thể cần để kinh doanh và thời gian để chuẩn bị: máy pha cà phê mới (3 – 5 tuần), quầy bar và chỉnh sửa nội thất (8 tuần), ly chén cho in thương hiệu (4 tuần), giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (4 tuần), thi công chỗ ngồi ngoài trời (tối đa 12 tuần).
Thứ 2: phải cung cấp giá trị cho khách hàng
Để khiến khách hàng quan tâm tới bạn, bạn cần tạo một ý tưởng độc đáo. Có sẵn một kế hoạch kinh doanh, tốt hơn hết là làm cho khách hàng của bạn trải nghiệm những điều mới mẻ và bất ngờ. Họ sẽ thích điều này.
Trước hết, xác định khách hàng mục tiêu của bạn và tạo ra những ý tưởng để đáp ứng nhu cầu. Khi đã sẵn sàng, hãy tạo một câu slogan thật hấp dẫn để cho thông báo tại sao quán cà phê của bạn lại độc đáo. Điều này sẽ giúp ích cho quán kinh doanh ổn định về sau này.
Những vấn đề thường gặp: món tự làm (trà sữa nhà làm) và món ăn tự làm không đủ không phải là một slogan hấp dẫn. Mặc dù chúng rất ngon, nhưng nó lại là tiêu chuẩn hiện nay.
Dưới đây là một vài ý tưởng để tạo ra sự độc đáo. Hãy xem xét sự phát triển của thị trường của bạn! Cung cấp một loại đổi mới công nghệ, tính năng một sản phẩm hoàn toàn mới, một thiết kế độc đáo. Chuyên về một dịch vụ không một đối thủ nào có thể có được.
Thứ 3: tìm kiếm các vị trí mới có tiềm năng cao
Một số khu vực thành phố có thể đã cạn kiệt với sự cạnh tranh. Có những thứ khác có thể có giá trị tốt hơn cho bạn, về mặt tài chính, và chúng có thể là những điểm nổi bật trong tương lai của thành phố nếu bạn dám mang lại làn gió mới tới vị trí này.
Thứ 4: Biết rõ số tiền cần phải chuẩn bị
Không có gì quan trọng hơn là phải biết các khoản tiền bạn cần có để duy trì hoạt động kinh doanh. Vì vậy, hãy cố gắng dự đoán doanh thu, chi phí nguyên vật liệu, chi phí của nhân viên, chi phí mặt bằng… Sau đó tổng kết lại và cộng thêm 20% chi phí là bạn có thể ước đoán số tiền cần phải chuẩn bị.
Theo một số kinh nghiệm kinh doanh quán cafe thì thực tế kinh doanh thời gian đầu sẽ không được như mong đợi, lúc này hãy làm 1 điều gì đó, nếu bạn sợ làm không được thì nguy cơ đóng cửa sau 1 thời gian kinh doanh có thể xảy ra.
Và nếu bạn sẽ không thể tự khắc phục vấn đề này. Có thể có nhiều lý do cho thất bại như: một vị trí kinh doanh kém, thay đổi lối sống của khách hàng, khách hàng không thích ý tưởng của bạn…
Thứ 5: đừng bao giờ tự mình làm tất cả
Bạn cần một sự hỗ trợ tốt từ bạn bè và người thân cả về tài chính, cũng như tinh thần và thể chất. Bạn chỉ không thể ở cả ngày ở quán, pha chế cho mọi khách hàng, dọn dẹp quán cà phê, thống kê doanh thu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Tốt hơn hết là cần phải chuẩn bị ngay từ đầu, những người có thể giúp đỡ bạn trong những trường hợp như bạn bận, hay bị bệnh, đôi khi cũng cần phải có ngày nghỉ.
Thứ 6: bạn cần phải có tiền để mua thiết bị
Điều này có vẻ liên quan tới vấn đề thứ 4. Không liên quan. Mở một quán cà phê là một hoạt động lâu dài. Nếu bạn có một mục tiêu như vậy, hãy tích góp để mua những thiết bị pha chế mới, chất lượng sẽ tồn tại và sẽ cho phép bạn phục vụ những món cà phê bạn muốn. Tại sao? Bởi vì cà phê là trái tim của một quán cafe!
Những thiết bị cần thiết cho 1 tương lai kinh doanh ổn định lâu dài đó là: máy pha cà phê, máy xay cà phê và máy lọc nước. Sau đó bạn cần trang bị cho quán cà phê của bạn những thứ như tủ trưng bày, tủ làm mát, tủ lạnh, máy làm đá, máy rửa chén, tủ đông,…
Thứ 7: mục tiêu doanh thu phù hợp
Nếu bạn nghĩ rằng sẽ có một khoản lợi nhuận lớn (không phải doanh thu) trong khi bắt đầu kinh doanh thì sẽ làm cho bạn thất vọng rất nhiều. Không phải quán cà phê nào cũng có thể nhanh chóng thành công, nếu làm được thì đó là những có rất nhiều kinh nghiệm mở quán cà phê và họ biết tận dụng lợi thế, họ hiểu một xu hướng cụ thể hoặc nhận ra tiềm năng vị trí kinh doanh.
Theo chia sẻ từ nhiều người có kinh nghiệm mở và kinh doanh quán cà phê thành công thì nếu bạn mở quán cà phê cỡ trung bình (15 – 30 chỗ), thì việc kiếm được 3.000.000 VND – 5.000.000 VND/ngày đó là một thành công.
Thứ 8: nắm rõ các quy định an toàn thực phẩm và các quy định hành chính
Không có gì tệ hơn là khi bạn bắt đầu kinh doanh và phát hiện rằng bạn không đủ tiêu chuẩn kinh doanh vì không đạt Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm (VSATTP). Nắm rõ các quy định cụ thể (HACCP) và các khoản phí liên quan.
Lý tưởng nhất là ngồi xuống với một người có kinh nghiệm trong việc kinh doanh quán cà phê và nhờ tư vấn. Hoặc thuê tư vấn.
Thứ 9: thử làm việc tại 1 quán cà phê để biết tất cả về nó
Mọi người thường có một ý tưởng rất lạc quan khi làm việc ở quán cà phê, hầu hết đều suy nghĩ rằng sẽ có rất nhiều thời gian để thảnh thơi, tự do và có thời gian để nói chuyện với mọi khách hàng. Nhưng thực tế hoàn toàn khác nhau, nhất là ở những quán kinh doanh tốt.
Ví dụ: để bán 100 tách cà phê dựa trên espresso trong 1 ngày thì bạn phải hấp sữa ít nhất khoảng 50 lần, rửa 100 cái cốc, 100 cái dĩa và 100 ly nước. Bạn sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để dọn dẹp. Bạn phải chuẩn bị cafe trước giờ mở cửa, làm sạch nơi pha chế trong suốt cả ngày trong khi vừa phải pha chế cho khách, và vào buổi tối bạn cần đặt mọi thứ vào vị trí để có thể sẵn sàng cho ngày hôm sau.
Khách hàng cà phê là một nhóm người khá đa dạng, bạn có thể nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như chỉ trích khác nhau. Để đối phó với điều này thì phải cần có một mức độ tự tin và kinh nghiệm xử lý. Nếu bạn xử lý không tốt ngay lập tức bạn có thể được xuất hiện trên mạng xã hội với những bình luận rất tiêu cực.
Thứ 10: hãy trung thực, khách hàng sẽ đánh giá cao nó
Theo chia sẻ từ nhiều người có kinh nghiệm trong kinh doanh mở quán cà phê thì thấy rằng khách hàng thường quay lại quán bởi họ thích sự trung thực. Họ có nhiều khả năng giới thiệu địa điểm đó cho bạn bè. Bạn không cần phải có những ly cà phê phải là ngon nhất thế giới, nhưng nếu bạn sử dụng những nguyên liệu chất lượng để làm ra sản phẩm của mình, mọi người rất sẵn lòng trả tiền cho bạn.
Ví dụ như: hãy đầu tư vào bản thân và nhân viên. Trả tiền để học các pha chế cà phê, chẳng như học pha Espresso. Nếu bạn muốn học làm nghệ thuật pha cà phê đẹp, bạn sẽ cần ít nhất 40 lít sữa để thực hành. Chỉ cần sẵn sàng cho những khách hàng khó tính và có nhu cầu cao! Tự phê bình sẽ luôn là tốt cho bạn.
Hi vọng bài viết trên của Suria Link sẽ giúp ích cho bạn.
Chúc mở quán cà phê và kinh doanh gặp nhiều may mắn!
Xem thêm những chia sẻ hay khác: