Cúng nhập trạch: lễ vật chuẩn bị, thủ tục và văn khấn

0

Dân ta có câu “Con chồn có hang, chim trời có tổ, con người phải có chỗ tựa đầu”. Do vậy việc có một căn nhà luôn là niềm mơ ước của nhiều người, và khi sở hữu một căn nhà mới và bắt đầu chuyển về nhà mới thì dù là nhà biệt lập hay căn hộ chung cư, gia chủ đều làm lễ Nhập trạch để cầu mong mọi việc an lành, cuộc sống may mắn, tốt đẹp…

Sở dĩ cần thực hiện nghi lễ nhập trạch vào nhà mới là vì theo quan niệm của cha ông, mỗi ngôi nhà sẽ có một vị thần cai quản riêng. Vì vậy, khi chuyển đến nơi ở mới, bạn phải làm lễ báo cáo với vị thần này, để họ chứng giám sự có mặt của gia đình bạn, phù hộ độ trì cho cuộc sống sau này bình an và gặp nhiều may mắn.

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Làm lễ nhập trạch không chỉ là một thủ tục chuyển nhà mới mà còn mang lại cho bạn sự an tâm, không còn cảm thấy băn khoăn, day dứt. Bắt đầu cuộc sống mới với trọn vẹn niềm vui và sự hứng khởi. Hãy cùng xem qua bài viết này của Suria Link nhé!

Lễ nhập trạch là gì?

Lễ nhập trạch là gì?

Lễ nhập trạch là một nghi lễ cổ truyền từ rất lâu của người Việt. Lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, dù là nhà mới xây, mới mua hay nhà chung cư cho tới chuyển văn phòng. Đây là một nghi lễ cổ truyền rất quan trọng không kém gì nghi lễ động thổ, cất nóc. Làm lễ nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà đã tọa lạc. Bởi vậy khi dọn về nhà mới gia chủ nên lưu ý:

Vật dụng mang vào hay cần hoàn thiện trước khi làm lễ nhập trạch

– Bếp (nên hoàn thiện trước).

– Bàn thờ: Bao gồm các đồ bày trí như bát hương (thường tự bốc bát hương 1-2 tiếng trước khi làm lễ) hay đồ cúng (hoa tươi, quả tươi, nước). Đồ cúng không cần cầu kỳ.

– Gạo, nước (thường tự lấy ở nhà mới).

– Đồ dùng tượng trưng (bàn ghế, chổi, chiếu…).

Khi vào nhà mới, không quan trọng là ai trong gia đình phải cầm vật dụng gì nhưng ai cũng nên có đồ mang vào, không nên đi tay không. Người trong gia đình bất cứ tuổi nào đều có thể vào, không phải kiêng kỵ.

Vị trí đặt bàn thờ, bếp

Đặt ở nơi sơn tinh đang vượng, như năm nay là sao Bát Bạch, Cửu Tử. Vị trí cụ thể phải tùy theo tọa hướng nhà thực tế đã được thống kê theo bảng sau:

Tọa hướng Bếp Bàn thờ
Cấn – Khôn Tây Nam, Đông Đông, Tây Nam
Dần – Thân Tây Nam, Đông Đông, Tây Nam
Giáp – Canh Đông, Bắc Tây Nam
Mão – Dậu Nam, Tây, Đông Đông Bắc
Ất – Tân Nam, Tây, Đông Đông Bắc
Thìn – Tuất Đông Bắc, Tây Tây, Tây Bắc
Tốn – Càn Đông Nam, Đông Đông Nam, Đông

 

Hướng bàn thờ

Điều quan tâm là “nhất vị nhị hướng”, tức là vị trí bàn thờ đặt ở đâu theo bảng hướng dẫn trên, chứ không phải hướng ra đâu. Chỉ lưu ý hướng bàn thờ không quay thẳng ra cửa, cũng như những nơi mất vệ sinh như nhà kho, wc là được.

Xem ngày và kê ban thờ: Trước tiên bạn cần nhờ người xem ngày (nhờ nhà chùa hoặc nhờ thầy) để chọn ngày giờ tốt tiến hành dọn về nhà mới. Khi chọn được ngày rồi, bạn tiến hành các công việc chuẩn bị, kể cả chuẩn bị mặt bằng, mua sắm đồ đạc và sắm đồ lễ. Đặc biệt ban thờ cần được mang vào, kê đặt trước.

Mâm lễ cúng nhập trạch cần những gì?

Mâm lễ cúng nhập trạch cần những gì?

Sau khi bạn đã chọn được ngày giờ chuyển nhà, việc tiếp theo là chuẩn bị đủ đầy những đồ đạc, lễ vật trong lễ cúng. Bao gồm:

  • Bếp than: được đặt ở chính giữa lối đi cửa chính để vào nhà. Mục đích là để gia chủ và những người khác sẽ bước qua bếp than khi vào nhà. Lửa tính hỏa khi bước qua sẽ giúp loại bỏ những điều không may mắn còn vương trên người.
  • Bếp nấu: Có thể là bếp than hoặc bếp gas, đừng dùng bếp điện thì thủ tục cúng mà có lửa sẽ luôn tốt cho căn nhà.
  • Chổi mới
  • Gạo
  • Muối
  • Nước
  • Mâm lễ cúng nhập trạch

Mâm lễ cúng không cầu kỳ nhưng cần đầy đủ; bao gồm như sau:

Lễ mặn: gà, xôi, rượu; Tiền vàng; Trầu cau; Hoa: 2 bó; Quả: 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành; Gạo muối; Hương; Nến: 2 cây; Y mã phục 1 bộ gồm: 1 con ngựa, 1 bộ quần áo, 1 mũ, 1 đôi hia; tất cả đều màu đỏ.

Nếu là nhà làm lần đầu thì sắm 1 lễ cúng chúng sinh gồm: Quần áo chúng sinh: 30 bộ; Vàng hoa cho chúng sinh: 500-1.000; Cháo trắng: 1 nồi và múc ra 5 bát để cúng chúng sinh; Hoa quả: khế, chuối, mía, táo… mỗi thứ một ít; Bỏng ngô, bỏng nếp; Khoai lang, khoai sọ luộc; Kẹo dồi, bim bim, kẹo lạc;

Nếu là nhà mặt đất thì chuẩn bị nước ngũ vị để hàn long mạch. Mua một gói ngũ vị ở hàng mã, cho 2 lít nước vào nấu rồi gạn lấy nước để hàn long mạch.

Đồ dùng mang vào nhà: Ấm đun nước; Bộ ấm chén pha trà; Trà; Bếp đun đặt trước để đun nước pha trà; Xô đựng nước: 1 cái; Chổi mới: 1 cái; Gạo: 1 kg; Muối: 1 kg;

Bài văn khấn cúng nhập trạch

Văn khấn Thần linh

  • Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
  • Tín chủ (chúng) con là…………họ tên), năm sinh………
  • Ngụ tại (đọc địa chỉ)…………..

Hôm nay là ngày… tháng…. năm…., tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

  • Các vị Thần linh
  • Thông minh chính trực
  • Giữ ngôi tam thai
  • Nắm quyền tạo hóa
  • Thể đức hiếu sinh
  • Phù độ dân lành
  • Bảo vệ sinh linh
  • Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được đến nhập vào nhà mới tại ………(địa chỉ) và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.

Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về nơi ở mới này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị Minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tấn tới, tài lộc dồi dào, vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Văn khấn an trạch

  • Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).
  • Con lạy vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế.
  • Con lạy quan Đại vương hành khiển, quan  Chi thần, Tào phán quan.
  • Con lạy quan Nam Tào, Bắc Đẩu.
  • Con lạy Mẫu Thượng Thiên.
  • Con lạy Hội Đồng Các Quan.
  • Con lạy ông Thánh Hoàng làng, Thần Hoàng Bản Thổ.
  • Con lạy thần linh Táo Công Vua bếp.
  • Con lạy Quan Thần đất, Quan Thần gò.
  • Con lạy Quan Đại Sự Long thần Thổ thần.
  • Tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, …… tỉnh, ……….. Quận, …. ….. phường, nhà số ……
  • Con là ……., tuổi ………….., cùng đồng gia nhân………
  • Hôm nay, ngày …….. tháng ……. năm ….. (âm lịch)

Chúng con có nén hương, hoa và lễ vật. Chúng con kính dâng lên Vua Cha, Mẫu Mẹ, Hội đồng các quan về chứng lễ để (chúng) con xin nhập trạch về nhà (hoặc trụ sở) mới được may mắn thuận lợi, quan trần hàng xóm không gây phiền hà phức tạp gì, xung quanh nước chảy một dòng, thuận trên yên dưới.

Chúng con xin cầu nguyện ba tháng hè, chín tháng đông cầu được ước thấy, cầu điều lành mang đến điều dữ mang đi, cầu nhân khang vật thịnh.

Chúng con xin tiếp tài, tiếp lộc, tiếp ngân, tiếp xuyến, tiếp lộc buôn bán làm cho gia trạch (cơ quan) gia trung luôn được bình an khoẻ mạnh, ngày một tốt đẹp.

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

Văn khấn cáo yết Gia tiên

  • Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).
  • Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ…………
  • Hôm nay là ngày… tháng… năm……..
  • Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ) ……………………

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập (hoặc mua) được ngôi nhà (hoặc căn hộ) mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……… thương xót cho con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khỏe.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Thủ tục cúng nhập trạch như thế nào?

Thủ tục cúng nhập trạch như thế nào?

Đến giờ tốt : Nếu là 1 gia đình có đầy đủ vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà). Kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào đặt lên ban thờ.

Sau đó lần lượt những người trong nhà mới đem vào: Bếp lửa (tốt nhất là bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới; nếu ở thành phố phải lắp bếp ga trước thì có thể đem theo bếp ga du lịch cho tiện, nếu không thì sử dụng bếp lắp sẵn trước cũng được; không dùng bếp điện, bếp từ), chiếc chiếu hoặc đệm đang sử dụng, gạo, nước, muối, đồ tư trang quý giá…

Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước đặt lên ban thờ, kế đến là con cái lần lượt mang bếp, gạo, nước… vào.

Chuyển đồ đạc vào nhà trước, sắp đồ cúng sau. Không ai được đi tay không vào nhà.

Vào giờ tốt đặt lễ lên bàn thờ: Xôi gà đặt bên phải (từ ngoài nhìn vào); lễ chay bên trái.

Về vị trí bát hương, theo hướng từ dưới nhìn lên: Thần linh đặt giữa; gia tiên bên phải, bà cô (nếu có) bên trái; Y mã phục đặt trên ban thờ hoặc trên chiếc bàn trước ban thờ; Lễ chúng sinh đặt trước cửa.

Đổ đầy nước vào xô, tượng trưng cho của cải dồi dào.

Hành lễ:

Lần 1: Cúng Thổ công (Thần linh)

Thắp 3 nén hương: Cắm bát hương thần linh trước rồi đến gia tiên và bà cô.

Rót rượu vào 3 chén trên ban thờ (rót ít vì còn phải rót 2 lần nữa mới đầy chén).

Đọc bài văn khấn Thổ công (bài văn khấn Thần linh ở trên).

Lần 2: Cúng an trạch (trường hợp xây nhà mới)

Cúng Thổ công xong thì thắp tiếp 1 nén hương, rót tiếp một ít rượu vào 3 chén; bắc bếp đun nước, pha trà, rót trà ra chén đặt dưới chiếu cúng trước ban thờ.

Đọc bài khấn an trạch (ở trên).

Lần 3: Cúng gia tiên

Cúng an trạch xong thắp tiếp 1 nén hương; rót rượu đầy vào 3 chén; dâng trà lên ban thờ để cúng gia tiên.

Đọc bài khấn gia tiên (ở trên).

Hàn long mạch (trong trường hợp xây nhà mới):

Nếu trường hợp xây nhà mới, cúng gia tiên xong thì thắp 1 nén hương cắm vào ca đựng nước ngũ vị đặt trước ban thờ. Khi hết hương thì lấy nước đó tưới xung quanh nhà vào chân tường phía bên ngoài để hàn long mạch. Nếu nhà liền kề thì tưới chân tường phía trong nhà cũng được nhưng phải để 1 ngày 1 đêm mới được lau; phía trước cửa thì tưới phía ngoài.

Cúng chúng sinh (trong trường hợp nhà xây mới):

Thắp 5 nén hương, múc 1 bát nước lã rồi cúng chúng sinh.

Cúng xong rắc 3 nhúm gạo và 3 nhúm muối ra trước cửa; còn lại để dùng.

Hóa vàng:

Cúng chúng sinh xong thì hóa vàng; hóa vàng trên ban thờ trước rồi hóa vàng cúng chúng sinh sau.

Lưu ý:

  • Sau khi cúng Thần linh, Gia tiên xong mới chính thức kê, dọn đồ đạc trong nhà. Trước đó nếu có chuyển đồ đạc vào nhà cũng chỉ là tập kết, để tạm chứ chưa kê chính thức.
  • Sau khi dọn nhà xong, để cầu bình an, toàn gia có thể tổ chức lễ bái tạ Thần Phật, các vị Thánh Thần và Tổ tiên.
  • Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt mà chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ vẫn phải ngủ một đêm ở nhà mới ngay sau khi nhập trạch.
  • Người đang có mang thì tốt nhất không nên dọn nhà. Trong trường hợp không thể không dời nhà, nên mua một cái chổi mới tinh, để đích thân người chửa quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyển. Như vậy mới không phạm tội “Thần thai”.
  • Những người giúp dọn nhà không được là người cầm tinh con Hổ.
  • Vào giờ tốt trong ngày, gia chủ tự tay cầm tiền bạc, nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ hoặc két sắt.

Trên đây là tổng hợp của Suria Link về cách cúng nhập trạch về nhà mới cho bạn, bài viết được tổng hợp trên sách của dân gian, rất mong sẽ giúp được bạn.

Xem thêm bài viết:

suria
suria

Tạp chí SURIA LINK nơi chia sẻ những kiến thức làm đẹp và chăm sóc gia đình tốt nhất hiện nay. Mọi thông tin đều được đóng góp từ các chuyên gia trong từng lĩnh vực trong từng ngành nghề

SURIA LINK
Logo