Đi tiểu nhiều lần – nguyên nhân, cách chữa trị tại nhà

0

Ai cũng thích đi du lịch và có những đêm ngủ ngon giấc. Nhưng nếu đột nhiên bạn cứ mắc tiểu liên tục thì chúng sẽ trở thành gánh nặng đó. Rất nhiều người mắc phải tình trạng này, và tình trạng này gây ra bởi các bệnh tiềm ẩn như tiểu đường hoặc nhiễm trùng tiết niệu. Bạn có muốn thoát khỏi sự phiền toái này một cách tự nhiên không? Hãy cùng xem qua bài viết này do Suria Link cung cấp nhé.

Đi tiểu liên tục là gì?

Đi tiểu liên tục đơn giản nghĩa là bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn bình thường. Đi tiểu liên tục khác với đi tiểu không tự chủ, vốn là do cơ thể bạn không kiểm soát được bàng quang.

Dưới đây là các nguyên nhân gây ra chứng đi tiểu liên tục.

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân phổ biến nhất là:

  • Uống quá nhiều thức uống có cồn hoặc caffein
  • Thận có vấn đề
  • Bàng quang có vấn đề
  • Đái tháo đường
  • Có thai
  • Lo âu
  • Một số loại thuốc gây lợi tiểu
  • Đột quỵ
  • Các vấn đề về não và hệ thần kinh
  • Nhiễm trùng tiết niệu
  • Khối u ở khu vực xương chậu
  • Hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB)
  • Ung thư bàng quang
  • Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang
  • Hội chứng tiểu không tự chủ
  • Các phương pháp y học như điều trị bức xạ xương chậu
  • Nhiễm trùng qua đường tình dục như bệnh chlamydia

Mặc dù triệu chứng nổi bật nhất của hội chứng này chính là đi tiểu liên tục, thì vẫn có những triệu chứng khác giúp bạn nhận dạng dễ hơn.

Triệu chứng

  • Tiểu buốt
  • Nước tiểu có máu hoặc hoặc màu lạ
  • Đi tiểu thiếu tự chủ hoặc không kiểm soát được bàng quang
  • Mắc tiểu nhiều nhưng khó tiểu
  • Cơ quan sinh dục chảy mũ bất thường
  • Mức độ khát nước và thèm ăn tăng
  • Sốt
  • Cảm giác ớn lạnh
  • Buồn nôn
  • Đau lưng dưới

Nếu một trong những triệu chứng trên trở nên nghiêm trọng, bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu chúng chỉ ở mức nhẹ hoặc vừa phải, hãy thử các phương thức chữa trị dưới đây nhé.

Xem thêm:  7 lợi ích của nhảy dây mà bạn sẽ kinh ngạc

Các phương thức tại nhà giúp giảm tình trạng đi tiểu liên tục

1. Tinh dầu

a. Cây bách

Cây bách

Chuẩn bị
  • 7 giọt tinh dầu cây bách
  • 1 muỗng cà phê dầu nền bất kỳ (như là dầu dừa hoặc dầu ôliu)
Cách làm
  1.   Hòa 7 giọt tinh dầu bách vào 1 muỗng cà phê dầu nền.
  2.   Bôi vào “chỗ ấy” và mát xa nhẹ nhàng.
Tần suất

Ngày một lần.

Cách tác động

Tinh dầu bách chứa các thành phần co mạch, giúp thắt lại các mô bàng quang và làm giảm tần suất mắc tè của bạn.

b. Oải hương

Oải hương

Chuẩn bị
  • 3-4 giọt tinh dầu oải hương
  • Máy xông tinh dầu
Cách làm
  1.   Cho 3-4 giọt tinh dầu oải hương vào máy xông tinh dầu.
  2.   Ngửi hương từ tinh dầu.
Tần suất

1-2 lần mỗi ngày.

Cách tác động

Stress là một trong những nguyên nhân gây đi tiểu liên tục. Tinh dầu oải hương chứa các thành phần giảm stress giúp bạn thư giãn.

2. Baking soda

Baking soda

Chuẩn bị
  • ½ muỗng cà phê baking soda
  • 1 ly nước
Cách làm
  1.   Khuấy nửa muỗng cà phê baking soda vào ly nước.
  2.   Uống.
Tần suất

Uống ngày 1 lần.

Cách tác động

Tính kiềm của baking soda có thể kiềm hóa nước tiểu của bạn và làm giảm tần suất đi tiểu liên tục cũng như là các nguyên nhân gây ra triệu chứng này.

3. Sữa chua

Sữa chua

Chuẩn bị

1 chén sữa chua

Cách làm

Ăn chén sữa chua này.

Tần suất

Ngày ăn một lần.

Cách tác động

Sữa chua rất giàu lợi khuẩn có lợi cho đường ruột và sức khỏe nói chung. Sữa chua cũng giúp trị nhiễm trùng tiết niệu, là nguyên nhân gây ra chứng đi tiểu liên tục.

4. Lá húng quế

Lá húng quế

Chuẩn bị
  • 8-10 lá húng quế
  • Nước (nếu cần)
  • 2 muỗng cà phê mật ong
Cách làm
  1.   Nghiền lá húng quế để lấy nước.
  2.   Cho 2 muỗng cà phê mật ong vào khuấy đều.
  3.   Uống.
Tần suất

Uống một lần vào mỗi buổi sáng, nên uống lúc còn đói.

Cách tác động

Lá húng quế là một thảo dược chống oxi hóa tốt giúp thải độc khỏi cơ thể. Chúng còn chứa các thành phần kháng khuẩn tự nhiên giúp điều trị nhiễm trùng tiết niệu, là nguyên nhân gây đi tiểu liên tục.

5. Nước ép nam việt quất

Nước ép nam việt quất

Chuẩn bị

1 cốc nước ép nam việt quất nguyên chất

Xem thêm:  Cách để giảm mỡ ở tay trong 2 tuần
Cách làm

Uống nước ép nam việt quất nguyên chất, không bỏ đường.

Tần suất

Uống 1-2 lần mỗi ngày.

Cách tác động

Nam việt quất chứa các chất chống oxi hóa tự nhiên có tên proanthocyanidin. Hợp chất này đóng vai trò kháng phân tử kết dính của vi khuẩn, ngăn chúng bám lên thành đường tiểu. Việc ngày hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiết niệu cũng như là các triệu chứng đi tiểu liên tục.

6. Trà xanh

Trà xanh

Chuẩn bị
  • 1 muỗng cà phê trà xanh
  • 1 cốc nước nóng
  • Mật ong
Cách làm
  1.   Cho một muỗng cà phê trà xanh vào cốc nước nóng.
  2.   Hãm trong 5 -7 phút rồi lọc lại.
  3.   Thêm ít mật ong vào và uống khi trà còn ấm.
Tần suất

Uống ngày hai lần.

Cách tác động

Nếu chứng đi tiểu liên tục của bạn gây ra bởi nhiễm trùng tiết niệu thì trà xanh là một liệu pháp cực tốt. Khả năng kháng khuẩn của trà xanh giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị tình trạng này.

Cảnh báo

Nếu chứng đi tiểu liên tục không phải do nhiễm trùng tiết niệu thì đừng phụ thuộc quá nhiều vào liệu pháp này vì trà xanh vốn là một chất lợi tiểu.

7. Vitamin

Vitamin

Vitamin C và A khá có lợi trong việc điều trị đi tiểu liên tục. Vitamin C tiết chế quá trình sinh sôi của vi trùng, vốn là nguyên nhân của nhiễm trùng tiết niệu, và vitamin A giúp chữa trị nhiễm trùng bàng quang, nguyên nhân khiến bạn đi tiểu liên tục.

Để có được đủ lượng vitamin này, bạn cần ăn các trái cây họ cam chanh, rau chân vịt, cải xoăn, ớt chuông, cà rốt, quả mơ, đu đủ và trứng. Bạn cũng có thể dùng các viên nang bổ sung các loại vitamin này, nhưng nhớ hỏi ý kiến bác sĩ nhé.

8. Dấm táo

Dấm táo

Chuẩn bị
  • 1 muỗng cà phê dấm táo
  • 1 ly nước
Cách làm
  1.   Cho một muỗng cà phê dấm táo vào ly nước.
  2.   Khuấy đều và uống.
Tần suất

Uống ngày một lần.

Cách tác động

Các chất kháng khuẩn và kháng viêm trong trong dấm táo có thể hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiết niệu và hội chứng bàng quang kích thích.

9. Trà cọ lùn

Trà cọ lùn

Chuẩn bị
  • 1 muỗng cà phê trà cọ lùn
  • 1 cốc nước nóng
  • Mật ong
Xem thêm:  Cách nhận biết dấu hiệu của ung thư vú
Cách làm
  1.   Cho 1 muỗng cà phê trà cọ lùn vào cốc nước nóng.
  2.   Hãm trong 5-7 phút rồi lọc lại.
  3.   Cho thêm ít mật ong vào trà và uống khi còn ấm.
Tần suất

Uống 2-3 lần mỗi ngày.

Cách tác động

Cọ lùn giúp giảm cảm giác mắc tiểu bằng cách làm giảm các triệu chứng của bệnh sưng tuyến tiền liệt ở nam giới. Đồng thời nó hỗ trợ điều trị nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng tiết niệu ở nữ giới.

Các liệu pháp trên chắc chắn sẽ làm giảm hội chứng đi tiểu liên tục của bạn. Ngoài ra bạn cũng cần phải chú ý trong việc lựa chọn đồ ăn và thức uống để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn. Dưới đây là một biểu đồ thực phẩm dành cho bạn.

Chế độ ăn

Dưới đây là danh sách các thực phẩm bạn nên dùng và tránh dùng để điều trị đi tiểu liên tục.

Các thực phẩm nên dùng

  • Các thực phẩm giàu chất xơ như gạo nguyên hạt, ngũ cốc, lúa mạch, gạo lức, bột yến mạch, các loại đậu, đậu hà lan, táo, bắp cải và cà rốt
  • Trà thảo mộc
  • Chuối
  • Dừa
  • Nho
  • Dưa hấu
  • Các loại rau củ như bông cải xanh, dưa leo, cải xoăn, rau chân vịt và rau diếp cá
  • Các thực phẩm giàu protein như cá, đậu hủ, trứng và thịt gà

Các thực phẩm cần tránh

  • Thức uống có ga
  • Bia rượu
  • Các thức uống nhiều cafein như cà phê và trà
  • Socola
  • Nước tăng lực
  • Các món ăn cay
  • Cà chua
  • Đường
  • Mật ong
  • Hành sống
  • Các thực phẩm có chất bảo quản và chất tạo mùi nhân tạo

Bạn cũng có thể thay đổi lối sống hàng ngày để điều trị chứng đi tiểu liên tục cũng như là các triệu chứng của nó hiệu quả hơn.

Mẹo phòng tránh

  • Giữ lối sống tích cực bằng cách tập các bài Kegel và Yoga vì chúng giúp tăng cường cơ niệu đạo và xương chậu.
  • Thử luyện tập bàng quang (trong 2 tháng) để giúp bạn nhịn tiểu lâu hơn.
  • Kiểm soát lượng nước uống vào vì đơn giản là uống nhiều nước thì sẽ mắc tiểu nhanh hơn.

Nếu làm theo các phương pháp và mẹo trên đều đặn, bạn chắc chắn sẽ trị được tình trạng này thành công.

suria
suria

Tạp chí SURIA LINK nơi chia sẻ những kiến thức làm đẹp và chăm sóc gia đình tốt nhất hiện nay. Mọi thông tin đều được đóng góp từ các chuyên gia trong từng lĩnh vực trong từng ngành nghề

SURIA LINK
Logo