Xuất huyết ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

0

Hiện tượng xuất huyết ở trẻ sơ sinh là rất nguy hiểm. Một số bệnh thường gặp nhất là xuất huyết não, xuất huyết dưới da…. Đây là những căn bệnh mà dù chữa trị thành công cũng có khả năng cao để lại di chứng. Do đó hiểu đúng về xuất huyết – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để bảo vệ con bạn khỏe mạnh. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Suria Link nhé!

Tìm hiểu bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Xuất huyết hay còn gọi là chảy máu xảy ra do bị chấn thương hoặc vấn đề bệnh lý. Triệu chứng của xuất huyết do bệnh lý có thể kể đến như xuất huyết não, sốt xuất huyết, xuất huyết dạ dày…..

Xuất huyết ở trẻ sơ sinh được biết đến như là biểu hiện của việc thiếu hụt vitamin K hay còn gọi là chảy máu thiếu vitamin K (VKDB). Đây là hiện tượng máu không đông lại đúng cách dẫn đến lượng máu chảy quá nhiều. Đôi khi máu không chảy ra ngoài cơ thể mà chảy ngược bên trong (xuất huyết dưới da). Nguy hiểm hơn là hiện tượng xuất huyết não gây tổn thương não thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân gây hiện tượng xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Như đã nói việc thiếu hụt vitamin K được xem là nguyên nhân hàng đầu của bệnh xuất huyết trẻ sơ sinh. Thiếu vitamin K nên khả năng đông máu bị giảm sút. Trong khi đó, trẻ sơ sinh không có khả năng tổng hợp, lưu trữ vitamin K trong cơ thể. Sữa mẹ cũng không phải nguồn cung cấp vitamin K dồi dào để bé phát triển khỏe mạnh.

Hầu hết trẻ sơ sinh đều có nguy cơ mắc bệnh xuất huyết nếu không bổ sung vitamin K kịp thời.

Tìm hiểu vitamin K

Đây là loại vitamin tan trong chất béo và không dễ dàng lưu lại trong cơ thể người. Vitamin K có 2 dạng:

  • Dạng 1: vitamin K-1 dễ dàng tìm thấy trong thực vật như rau bina, cải xoăn.
  • Dạng 2: vitamin K-2 được tìm thấy trong cơ thể người. Đây là dạng vitamin K được tạo tự nhiên từ trong đường ruột.
Xem thêm:  Cách hạ sốt cho trẻ nhanh chóng và hiệu quả

Chức năng của vitamin K là sinh ra protein giúp máu đông lại. Điều này hỗ trợ tình trạng máu chảy nhiều quá mức. Vitamin giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên trẻ sơ sinh lại dễ dàng thiếu hụt vitamin K bởi vì nhiều nguyên nhân.

Các nguyên nhân trẻ sơ sinh dễ thiếu hụt vitamin K

Từ khi còn trong bụng mẹ, lượng vitamin K từ người mẹ đi vào đứa bé là rất thấp. Điều đó có nghĩa ngay trong giai đoạn phát triển của bào thai, đứa bé đã không nhận đủ vitamin K. Dẫn đến việc dự trữ vitamin K rất khó khăn và nồng độ vitamin K ở trẻ sơ sinh thấp.

Khi đã ra đời trẻ sơ sinh gần như chỉ được cung cấp nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Trong khi lượng vitamin K có trong sữa mẹ thì lại thấp. Không đáp ứng đủ nhu cầu vitamin K cần thiết trong cơ thể một đứa trẻ sơ sinh.

Trong cơ thể người trưởng thành, vi khuẩn đường ruột tốt giúp sản xuất vitamin K. Tuy nhiên điều này không diễn ra ở trẻ sơ sinh.

Các giai đoạn xuất huyết trẻ sơ sinh

  • Giai đoạn khởi phát sớm (VKDB sớm)

Đây là tình trạng hiếm gặp và diễn ra trong vòng 24 giờ sau sinh. Trong một số trường hợp nó xảy ra ngay sau 1 tiếng đầu tiên sau sinh. Nguyên nhân được cho là do người mẹ sử dụng chất làm loãng máu như warfarin và thuốc chống động kinh. Ngoài ra sử dụng thuốc kháng sinh như cephalosporin hoặc thuốc chống co giật cũng gây khó khăn cho việc chuyển hóa vitamin K.

  • Giai đoạn khởi phát cơ bản (VKDB cơ bản)

Đây là hiện tượng xuất huyết xảy ra trong vòng 2 – 7 ngày sau sinh. Chủ yếu diễn ra ở trẻ sơ sinh chưa tiêm hoặc uống bổ sung vitamin K dự phòng khi sinh. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và không tiêm vitamin K cũng có nguy cơ xuất huyết cao.

  • Giai đoạn khởi phát muộn (VKDB muộn)

Hiện tượng xuất huyết xảy ra trong thời gian từ 2 tuần – 6 tháng. Đây là hiện tượng phổ biến đối với trẻ chưa tiêm vitamin K.

Xem thêm:  Dị ứng sữa công thức ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Một số nguy cơ gia tăng khả năng mắc bệnh xuất huyết trẻ sơ sinh

  • Trẻ sơ sinh không được tiêm vitamin K.
  • Người mẹ sử dụng thuốc chống đông máu hoặc chống động kinh có thể dẫn đến xuất huyết ở trẻ sơ sinh.
  • Trẻ sơ sinh mắc bệnh như tiêu chảy, xơ nang có khả năng bị xuất huyết cao. Tình trạng này cản trở việc hấp thụ vitamin K. Các bệnh về gan như viêm gan hoặc thiếu hụt alpha 1-antitrypsin khiến trẻ khó hấp thụ vitamin K được lưu trữ trong cơ thể.

Các triệu chứng xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Để nhanh chóng phát hiện và kịp thời điều trị bạn cần nắm rõ các triệu chứng sau để biết trẻ nhà mình có đang bị xuất huyết hay không.

  • Nếu phát hiện máu trong nước tiểu hoặc phân, bạn nên nghĩ đến khả năng cao bé đang bị xuất huyết.
  • Dấu hiệu xuất huyết cũng xuất hiện thông qua các vết bầm tím hoặc khối u trên đầu.
  • Tình trạng xuất huyết còn có nguy cơ diễn ra ở một số khu vực như vùng rốn hoặc ở màng nhầy mũi và miệng. Chảy máu ở dương vật trong trường hợp cắt bao quy đầu. Hoặc ở những nơi kim đâm khi đi tiêm chủng, truyền dịch IV….
  • Những biểu hiện như da nhợt nhạt, bé khó chịu hoặc buồn ngủ quá mức. Hiện tượng động kinh hoặc vàng mắt 3 tuần sau khi sinh cũng là các biểu hiện về xuất huyết ở trẻ sơ sinh.

Việc chẩn đoán xuất huyết trẻ sơ sinh

Có thể chẩn đoán xuất huyết trẻ sơ sinh thông qua xét nghiệm đông máu hay còn gọi là thời gian prothrombin. Việc này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra thời gian cần thiết để máu đông lại.

Bác sĩ sẽ tiêm vitamin K1 cho trẻ sơ sinh và ghi lại thời gian cục máu đông. Nếu tiêm vitamin K rút ngắn thời gian đông máu sau 30 phút hoặc có khả năng cầm máu thì xác nhận là bị thiếu hụt vitamin K. Siêu âm hoặc chụp MRI cũng có thể dùng để kiểm tra hiện tượng xuất huyết dưới da.

Điều trị xuất huyết trẻ sơ sinh

Phương pháp điều trị đó chính là bổ sung vitamin K ngay lập tức (liều lượng 1mg hoặc tùy theo nhu cầu của trẻ). Điều này giúp khả năng đông máu được tăng trong vòng 2, 3 giờ. Đôi khi bác sĩ sẽ bổ sung vitamin K bằng đường uống thay vì đường tiêm. Đó là tùy thuộc vào tình trạng của bé mà bác sĩ đưa ra lựa chọn phù hợp. Liều uống cũng tùy thuộc nhu cầu của cơ thể.

Xem thêm:  Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trường hợp trẻ sơ sinh bị chảy máu nhiều có thể sẽ áp dụng việc truyền máu.

Giới thiệu tiêm vitamin K

Việc tiêm bổ sung vitamin K cho trẻ sau khi sinh được xem là bước an toàn và quan trọng để bảo vệ trẻ khỏi bệnh xuất huyết.

Một trong những thành phần có trong mũi tiêm vitamin K là rượu benzyl. Và điều an toàn chính là lượng benzyl có trong 1 mũi tiêm rất thấp không hề gây hại cho trẻ sơ sinh. Nếu bạn còn e ngại cứ mạnh dạn trao đổi trực tiếp với bác sĩ trước khi tiêm phòng.

Bạn tự hỏi liệu có thể bổ sung vitamin K thông qua chế độ ăn uống để sữa mẹ đủ vitamin K cung cấp cho đứa trẻ. Đáng tiếc là không giúp ích gì hơn. Vì vitamin K có trong sữa mẹ vẫn không đủ bảo vệ bé khỏi xuất huyết.

Các biện pháp ngăn ngừa xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Biện pháp hiệu quả nhất giúp trẻ sơ sinh đề phòng các căn bệnh xuất huyết đó chính là tiêm vitamin K sau khi sinh. Chỉ cần 1 mũi tiêm trẻ đã nhận được sự bảo vệ thoát khỏi bệnh xuất huyết. Tất nhiên là phải phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của trẻ.

Nếu bạn mang thai và dùng thuốc chống loãng máu hoặc chống động kinh, cần phải nói trước với bác sĩ để có những biện pháp kịp thời bảo vệ bé khỏi xuất huyết.

Việc tìm hiểu kỹ về vitamin K và bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh là điều rất quan trọng trước và trong thời kỳ mang thai. Có như vậy bạn mới có đủ kiến thức và kĩ năng để bảo vệ con bạn tránh khỏi căn bệnh xuất huyết đầy nguy hiểm.

Xem thêm những bài viết chia sẻ cách chăm sóc trẻ nhỏ hay khác:

suria
suria

Tạp chí SURIA LINK nơi chia sẻ những kiến thức làm đẹp và chăm sóc gia đình tốt nhất hiện nay. Mọi thông tin đều được đóng góp từ các chuyên gia trong từng lĩnh vực trong từng ngành nghề

SURIA LINK
Logo