Táo bón ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị tại nhà hiệu quả

0

Táo bón và những triệu chứng của bệnh lý này là gì?

Thông thường, nếu bé không đi đại tiện trong vòng 2 tuần liền thì tức là bé có khả năng đang bị táo bón. Tuy nhiên, táo bón ở trẻ khác hoàn toàn so với ở người lớn. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn có thể tham khảo:

  • Triệu chứng dễ nhận thấy nhất chính là không đi ị trong nhiều ngày liền
  • Mỗi lần đi đại tiện của bé mất hơn 10 phút, và sau những lần như vậy khuôn mặt luôn đỏ ửng lên. Điều này cho thấy bé đang gặp khó khăn khi đại tiện.
  • Bé quấy khóc khi đi ị do đau và cảm thấy không thoải mái.
  • Phân cứng và có hình dạng viên tròn.
  • Bụng bé dường như phình to bất thường và cứng khi chạm vào.
  • Táo bón nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, do phân dính vào tã hoặc quần áo của bé.

Khi nào cần đứa bé đến bác sĩ nếu bị táo bón?

Táo bón thường sẽ tự khỏi khi bạn cân bằng chế độ ăn uống của bé, cho bé ăn nhiều rau và trái cây. Tuy nhiên, trong một số trường hợp dưới đây, bạn nên đứa bé đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị:

  • Khi có máu trong phân hoặc phân có màu đen (biểu hiện của máu đóng cục).
  • Đau bụng liên tục do căng thẳng lặp đi lặp lại để đào thải phân ra ngoài.
  • Hậu môn của bé bị đỏ hoặc bị viêm.
  • Bé bị sốt, nôn, không bú đúng cách, tăng cân kém và có vẻ mệt mỏi, lờ đờ người.

Nếu bé bị táo bón mãn tính, bé có thể gặp phải chứng “mất phân”. Đây là một tình trạng nghiêm trọng khi phân cứng lại bên trong ruột.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, tần suất đi đại tiện khác nhau giữa các bé, điều này gây khó khăn cho việc biết chính xác bé có bị táo bón hay không. Tuy nhiên, phát hiện táo bón rất dễ dàng nếu mẹ thường xuyên quan sát tình trạng đại tiện của bé.

Tần suất đi đại tiện bình thường ở trẻ là như thế nào?

Độ tuổi Tình trạng đại tiện bình thường Biểu hiện của bệnh táo bón
0 – 6 tháng tuổi

(còn bú sữa mẹ)

  • Hầu như một lần sau mỗi lần cho ăn
  • Ít nhất hai mỗi ngày
  • Thỉnh thoảng trong khoảng 5 ngày
Phân cứng giống như viên
0 – 6 tháng tuổi

(uống sữa công thức)

Ít nhất 1 lần/ ngày hoặc có thể 1 lần/ 2 ngày Phân cứng giống như viên và không đại tiện trong 3 ngày
6 – 12 tháng tuổi Ít nhất 1 lần/ ngày hoặc có thể 1 lần/ 2 ngày Đi đại tiện ít hơn hai lần trong một tuần

 

Táo bón trong tháng đầu tiên thường là dấu hiệu cho thấy bé không bú đủ sữa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn có tình trạng bé bú sữa mẹ, thậm chí uống sữa dinh dưỡng đầy đủ mà vẫn bị táo bón. Vậy đâu là lý do gây ra bệnh táo bón ở trẻ?

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ là gì?

Bé có thể bị táo bón do những lý do sau:

  • Dị ứng sữa công thức: Trẻ sơ sinh đang dùng quen một loại sữa công thức có thể không kịp thời thích ứng với một loại sữa mới. Điều này có thể dẫn đến tiêu hóa gặp khó khăn và cuối cùng là táo bón.
  • Sữa mẹ không đủ dưỡng chất: Nếu bé không được bú mẹ thường xuyên, hoặc bú mà vẫn xảy ra tình trạng đi ị khó khăn thì tức là sữa mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt.
  • Mất nước: Thiếu nước có thể dẫn đến hạn chế trong việc đào thải phân ở trẻ. Bé bú sữa mẹ đa phần sẽ hấp thụ nước từ sữa. Còn đối với bé lớn hơn, bạn nên cho bé uống nước, ăn hoa quả thường xuyên để tăng cường lượng nước trong cơ thể.
  • Thiếu chất xơ: Hàm lượng chất xơ thấp trong chế độ ăn hằng ngày là nguyên nhân phổ biến dẫn đến táo bón.
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Táo bón có thể là kết quả của nhiễm trùng đường tiêu hóa, dẫn đến phân cứng, vón cục có kèm máu tươi.
  • Những loại bệnh nghiêm trọng khác: Trong một số trường hợp, táo bón là triệu chứng của các bệnh như tiểu đường, xơ nang và suy giáp.

Đối với những bé đột ngột thay đổi thói quen đại tiện, bạn cũng không cần quá lo lắng vì tần suất đi ị là điều rất khó đoán biết. Tuy nhiên, nếu bé chưa đủ 3 tháng tuổi, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh táo bón ở trẻ

Thông thường thì bác sĩ sẽ dùng những cách dưới đây để chẩn đoán bệnh táo bón:

  • Xét nghiệm mẫu phân: Các bác sĩ nhi khoa sẽ chủ yếu dựa vào quan sát của bố mẹ về chế độ ăn uống của bé, đồng thời thông qua các triệu chứng khác cũng như kết quả xét nghiệm mẫu phân để chẩn đoán. Đối với bé được duy trì chế độ ăn uống điều hòa sẽ rất dễ chẩn đoán hơn.
  • Khám thực thể: Bé sẽ được tiến hành khám vùng hậu môn và bụng để xem xét liệu có bị táo bón hay không.
  • Chụp X-quang bụng: Đây cũng là một biện pháp hiệu quả để chẩn đoán táo bón.

Bạn nên lưu ý rằng những xét nghiệm, chụp X-quang và khám thực thể có thể gây ảnh hưởng đến bé. Do đó, sau khi khám, bạn nên biết cách chăm sóc bé cẩn thận nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của trẻ.

Táo bón ở trẻ được điều trị như thế nào?

Táo bón ở trẻ thường được điều trị bằng cách cân bằng chế độ ăn uống và thay đổi lối sống, nếp sinh hoạt. Tất cả các loại thuốc đều phải hạn chế sử dụng nếu chưa gặp phải những dấu hiệu nghiêm trọng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Nếu bé lớn hơn sáu tháng, bạn cần phải bổ sung nhiều chất xơ vào bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra, bố mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều loại thực phẩm ăn kiêng dành cho bé khi bị táo bón.
  • Sử dụng thuốc glycerin: Glycerin là một dạng viên nang đưa vào thực tràng bằng đường hậu môn. Những viên nang này có tác dụng làm phân lỏng ra, dễ đào thải hơn. Thuốc này chỉ được kê khi bé gặp phải tình trạng táo bón quá nặng, không thể bú mẹ và không thể bổ sung nhiều chất xơ để hệ tiêu hóa tốt lên.

Các chuyên gia nhi khoa khuyên rằng không nên cho bé uống bất kỳ loại thuốc nhuận tràng, thuốc bổ hay thuốc giảm đau nào ngoại trừ những loại được kê theo đơn. Điều trị thông qua các biện pháp đơn giản tại nhà là ưu tiên hàng đầu để giảm táo bón cho bé. Thuốc Glycerin là phương pháp điều trị y tế duy nhất được khuyên dùng cho trẻ dưới một tuổi. Tuy nhiên, viên nang thuôc này nên được bác sĩ chèn vào thay vì là bố mẹ.

Các biện pháp điều trị táo bón tại nhà cho trẻ?

Nếu bé bị táo bón, bạn có thể tham khảo một số phương pháp khắc phục dưới đây:

  • Thường xuyên cho bé bú mẹ: Không được cung cấp đủ dưỡng chất và nước mỗi ngày là nguyên nhân gây ra táo bón. Do đó, bạn nên tăng cường cho bé bú sữa mẹ nhiều lần trong ngày để hạn chế táo bón.
  • Thử nhiều loại sữa công thức khác nhau: Nếu bé chủ yếu uống sữa công thức, bạn có thể thử nhiều sản phẩm sữa để kiểm nghiệm mức độ phù hợp và chọn được loại sữa tốt nhất cho bé.
  • Cho bé uống nước ép trái cây: Học viện Nhi khoa tại Hoa Kỳ tuyên bố rằng bạn có thể cung cấp một lượng vừa phải nước ép trái cây mỗi ngày cho bé đủ 1 tháng tuổi trong trường hợp bị táo bón. Nếu bé lớn hơn sáu tháng, thì bạn có thể cho bé uống tối đa 118ml để điều trị táo bón hiệu quả. Lưu ý rằng, trong số các loại trái cây thì mận, lê được ưu tiên hơn hết vì có khả năng nhuận tràng cao.
  • Cho bé dung ngũ cốc và yến mạch: Các loại ngũ cốc, đặc biệt là yến mạch rất giàu chất xơ, do đó cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa của bé, đồng thời giúp phân đào thải ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Cung cấp nhiều thực phẩm chứa chất xơ: Nếu bé bị táo bón ngay khi chuyển qua ăn thức ăn ở dạng rắn thì khả năng cao là bé đang bị thiếu chất xơ. Chính vì vậy, nên cho bé ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ cao như rau củ quả, trái cây, …

Massage và tập thể dục tại nhà là một liệu pháp hiệu quả

Cho bé tập thể dụng, massage thường xuyên mỗi ngày là cách rất tốt, vừa giúp bé thư giãn vừa tránh táo bón. Dưới đây là 3 phương pháp mà bạn có thể áp dụng:

  • Massage bụng tròn: Đầu tiên, bạn đặt bé nằm ngửa và đặt tay lên rốn trong khoảng 30 giây. Tác dụng của việc này là làm ấm cơ thể trẻ. Tiếp sau đó, bạn nhẹ nhàng xoa bóp bụng của bé theo chiều kim đồng hồ. Trong khi massage, cố gắng duy trì khoảng cách giữa các ngón tay để xoa đều vùng bụng. Bạn cũng cần chú ý quan sát khuôn mặt, biểu cảm của bé. Nếu bé nhăn nhó hoặc tỏ ra kháng cự tức là việc massage đang khiến bé cảm thấy không thoải mái. Việc xoa bóp như thế này phần nào hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó hạn chế táo bón ở trẻ.
  • Cho bé tập động tác chân xe đạp: Trước tiên, bạn để bé nằm ngửa ra, rồi nhẹ nhàng giơ 2 chân của bé lên trên, từ từ di chuyển chúng theo chuyển động tròn như thể đang đạp xe đạp. Thực hiện bài tập trong khoảng 30s và nghỉ 5s sau đó tiếp tục. Động tác này thúc đẩy sự hoạt động của cơ bụng, giúp phân dễ dàng đào thải.
  • Bò: Nếu bé đã có thể bò được, bạn hãy thường xuyên cho bé bò. Đây cũng được xem là một bài tập vận động giúp các cơ bụng và ruột hoạt động nhẹ nhàng, đều đặn, nhờ đó ngăn chặn được táo bón.

Các câu hỏi thường gặp về bệnh táo bón ở trẻ

1. Nguyên nhân nào khiến bé chỉ mới 1 tuần tuổi bị táo bón?

Lý do phổ biến nhất của tình trạng táo bón ở bé chỉ vừa được 1 tuần tuổi là do không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hay nói cách khác là bé không được cho bú mẹ thường xuyên.

2. Có thể cho bé ngậm nước Gripe để giảm táo bón không?

Điều này là hoàn toàn không thể. Nước Gripe được dùng để điều trị đau bụng ở bé và không có bằng chứng y khoa nào cho thấy loại nước này có thể sử dụng để trị táo bón.

3. Có thể sử dụng siro Karo để giảm táo bón cho bé không?

Đối với những bé hơn sáu tháng tuổi, bạn có thể dùng siro Karo để điều trị táo bón cho bé. Ruột của bé không dễ dàng hấp thụ hàm lượng đường cao và hút chất lỏng vào ruột, do đó siro rất hiệu quả trong việc làm mềm phân cứng. Theo các bác sĩ, nên dùng một đến hai muỗng cà phê siro Karo trong một ngày nếu bé bị táo bón.

4. Có thể sử dụng dầu dừa và dầu thầu dầu để giảm táo bón cho bé không?

Bạn không được sử dụng dầu thầu dầu hoặc dầu dừa cho bé táo bón vì không thể biết được mức độ phù hợp của các loại dầu này với bé. Ngoài ra, dầu dừa hoặc dầu thầu dầu đều có cơ chế hoạt động như thuốc nhuận tràng, gây co thắt ruột nhanh, không tốt cho bé.

5. Chế phẩm sinh học như sữa chua có an toàn khi điều trị cho táo bón ở trẻ không?

Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu y khoa nào cho thấy những sản phẩm chế phẩm sinh học có khả năng chữa trị táo bón. Tuy nhiên, sữa chua cũng là một loại thực phẩm tốt cho bé, nhưng chỉ nên dùng khi bé đủ 1 tuổi.

Cũng giống như nhiều bệnh lý phổ biến khác ở trẻ, táo bón không gây ảnh hưởng nhiều và có thể tự điều trị tại nhà. Bạn nên dành thời gian quan sát tần suất đi ị của bé, cân bằng chế độ ăn uống và cho bé tập thể dục đều đặn.

Lưu ý rằng, nếu thay đổi sữa công thức hoặc đồ ăn dặm bé đang dùng, phải cẩn thận để tránh chọn loại sữa, thức ăn không phù hợp. Trong trường hợp tình trạng táo bón của bé nặng hơn, hãy đưa bé đến ngay bác sĩ để được hỗ trợ.

Hi vọng Suria Link đã cung cấp đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe và thành công!

Xem thêm bài viết:

Xem thêm:  Phân biệt ho và cách chữa trị ho cho trẻ sơ sinh

suria
suria

Tạp chí SURIA LINK nơi chia sẻ những kiến thức làm đẹp và chăm sóc gia đình tốt nhất hiện nay. Mọi thông tin đều được đóng góp từ các chuyên gia trong từng lĩnh vực trong từng ngành nghề

SURIA LINK
Logo