Cách trị bệnh giun sán trong đường ruột

0

Có phải bạn thường xuyên bị đau bụng? Đi kèm là triệu chứng nôn mửa và phân lỏng? Có thể điều này sẽ làm bạn sốc nhưng khả năng cao là đang có giun sống nương nhờ trong dạ dày bạn đó. Vâng, nghe đáng sợ phải không. Nhưng bạn có thể loại bỏ chúng được. Cùng đọc bài viết sau của Suria Link để biết cách nhé.

Ký sinh trùng đường ruột là gì?

Ký sinh trùng đường ruột hay giun sán ký sinh là những sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác như là con người hay động vật.

Hai loại giun đường ruột phổ biến nhất là sán dẹp và giun đũa.

Sán dẹp bao gồm sán dây và sán lá gan, còn giun đũa gây nhiễm giun đũa, gium kim và giun móc câu.

  • Sán dây: có màu trắng, có thể dài tới 15m và sống trong cơ thể người đến 30 năm.
  • Sán lá gan: là một loại sán dẹp sống trong máu, mô hoặc đường ruột.
  • Giun móc câu: thường lây lan qua phân và nguồn nước bẩn. Chúng dài khoảng 1cm và sống trong những đoạn ruột nhỏ.
  • Giun kim (hay giun chỉ): là những con giun nhỏ vô hại thường xuất hiện nhiều ở trẻ em. Chúng sống trong ruột kết và trực tràng của người nhiễm.
  • Giun xoắn: là một loại giun đũa thường lây nhiễm qua động vật. Việc ăn thịt chưa chín, vốn thường chứa ấu trùng của loại giun này, chính là nguyên nhân gây nhiễm phổ biến nhất.

Rất khó nhận ra khi bạn bị nhiễm giun đường ruột, và thậm chí có khi bạn cũng không biết là bạn đang “nuôi nấng” đám ký sinh trùng này. Hầu hết các trường hợp đều không gây triệu chứng gì, tuy nhiên người bị nhiễm giun có thể sẽ có một vài dấu hiệu nhẹ sau đây.

Các dấu hiệu và triệu chứng

  • Ăn không ngon
  • Đau bụng
  • Nôn mửa
  • Ốm yếu
  • Mệt mỏi
  • Sụt cân

Nhiễm sán dây có thể gây ra:

  • Các vết sưng
  • Các phản ứng dị ứng
  • Sốt
  • Tai biến

Sán lá gan thường gây sốt và mệt mỏi.

Các triệu chứng nhiễm giun móc câu:

  • Mệt mỏi
  • Thiếu máu
  • Da nổi ngứa
  • Các vết tấy

Gium kim có thể gây ra các vết ngứa ở hậu môn và bạn có thể thấy được các con giun bé tí này trong phân nếu bị nhiễm.

Giun xoắn có thể đi qua đường máu đến đường ruột, gây ra:

  • Mặt bị sưng
  • Sốt
  • Cơ bắp mềm nhũn
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau đầu

Bạn có thể bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột theo nhiều đường. Dưới đây alf một vài nguyên nhân và nguy cơ gây ra ký sinh trùng đường ruột.

Nguyên nhân và nguy cơ gây ra ký sinh trùng đường ruột

Bạn có thể bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột thông qua:

  • Ăn thịt chưa chín
  • Uống nước nhiễm bẩn
  • Tiếp xúc với phân, nước, đất hoặc các dụng cụ gia đình bị nhiễm khuẩn
  • Điều kiện vệ sinh kém

Một vài yếu tố có thể khiến bạn bị nhiễm ký sinh trùng bao gồm:

  • Tuổi tác: trẻ em và người già thường có nguy cơ nhiễm cao hơn vì hệ thống miễn dịch yếu
  • Sống trong khu vực kém vệ sinh

Bạn có thể bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột chỉ trong cái chớp mắt thông qua những con đường không ngờ tới nhất. Tuy nhiên, sớm muộn gì bạn cũng sẽ thấy các triệu chứng. Còn nếu bạn đã bị nhiễm rồi thì những phương pháp dưới đây có thể giúp bạn làm sạch đường ruột và loại bỏ đám ký sinh một cách tự nhiên và hiệu quả.

Xem thêm:  Biết được giảm mỡ, nơi tích mỡ - bạn sẽ giảm được mỡ

Các phương pháp tại nhà trị sinh trùng đường ruột

  1.   Dầu tràm trà
  2.   Dấm táo
  3.   Tỏi
  4.   Dầu dừa
  5.   Dầu thầu dầu
  6.   Đinh hương
  7.   Trà thảo mộc
  8.   Nghệ
  9.   Đu đủ
  10. Gừng
  11. Ớt cayen
  12. Tinh chất lá ôliu
  13. Dầu Neem
  14. Quế
  15. Vitamin
  16. Nha đam
  17. Sữa chua
  18. Tinh chất hạt nho
  19. Nước chanh
  20. Hạt bí đỏ

1. Tea Tree Oil

Tea Tree Oil

Chuẩn bị
  • 12 giọt dầu tràm trà
  • 30 ml dầu dừa
Cách làm
  1.   Trônhj 12 giọt dầu tràm trà vào 30 ml dầu dừa.
  2.   Nhẹ nhàng mátxa lên bụng trong vài phút.
  3.   Bạn có thể bôi trực tiếp lên hậu môn để trị giun chỉ.
  4.   Để qua đêm.
Tần suất

Mỗi ngày một lần.

Cách tác động

Dầu tràm trà khá nổi tiếng với các thành phần kháng khuẩn. Một trong những khả năng ít người biết của nó là có thể trị ký sinh trùng. Bôi dầu sẽ giúp loại ký sinh trùng bám trên thành ruột và thải bỏ chúng.

2. Giấm táo

Chuẩn bị
  • 1 muỗng canh giấm táo
  • 1 ly nước ấm
  • Mật ong
Cách làm
  1.   Trộn một muỗng canh giấm táo với một ly nước ấm.
  2.   Cho thêm chút mật ong vào và uống.
Tần suất

Uống 1-2 lần mỗi ngày để đạt kết quả tốt nhất.

Cách tác động

Giấm táo không chỉ bổ dưỡng mà còn giúp cân bằng độ pH trong đường ruột sau khi bị nhiễm ký sinh trùng. Nó còn giúp giết ký sinh trùng và hồi phục sức khỏe.

3. Tỏi

Tỏi

Chuẩn bị

2-3 tép tỏi đã lột vỏ

Cách làm

Nhai và ăn 2-3 tép tỏi đã lột vỏ mỗi ngày khi bụng đói.

Tần suất

Ăn vào mỗi sáng.

Cách tác động

Với các thành phần như allicin và ajoene, tỏi có khả năng trừ giun sán. Do đó, ăn tỏi sống mỗi ngày có thể giúp diệt giun đường ruột dễ dàng.

4. Dầu dừa

Chuẩn bị

1 muỗng canh dầu dừa nguyên chất

Cách làm
  1.   Uống trực tiếp một muỗng canh dầu dừa nguyên chất hoặc cho vào các món ăn.
  2.   Bạn cũng có thể ăn cái dừa khô để hỗ trợ loại bỏ ký sinh trùng đường ruột.
Tần suất

Ăn ngày một lần cho đến khi bạn thấy đỡ hơn.

Cách tác động

Cả dầu dừa và cái dừa đều ngay lập lức mang đến năng lượng cho cơ thể bạn và giúp tiêu diệt cũng như là bài trừ bất kỳ ký sinh trùng đường ruột nào.

5. Dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu

Chuẩn bị
  • 1 muỗng canh dầu thầu dầu hữu cơ 100%
  • 1 cốc nước
Cách làm
  1.   Trộn một muỗng canh dầu thầu dầu với một cốc nước ấm.
  2.   Uống từ từ chậm rãi.
Tần suất

Uống ngày một lần trong vài ngày.

Cách tác động

Dầu thầu dầu là một liệu pháp loại bỏ ký sinh trùng đường ruột nhờ vào các thành phần nhuận tràng mạnh của nó. Nó làm tăng khả năng bài tiết của dịch ruột khi dùng với nước ấm, và như thế, tống các chất độc và ký sinh trùng ra ngoài.

Cảnh báo

Bạn chỉ được dùng dầu thầu dầu hữu cơ 100%.

6. Đinh hương

Chuẩn bị
  • 2-3 đoạn đinh hương
  • 1 cốc nước
  • Mật ong
Cách làm
  1.   Cho 2-3 đoạn đinh hương vào cốc nước.
  2.   Nung sôi trên chảo.
  3.   Để sôi trong 5 phút và lọc lại.
  4.   Khi hỗn hợp hơi nguội, cho thêm mật ong vào.
  5.   Uống vào lập tức.
Tần suất

Uống 3-4 lần mỗi ngày trong một tuần.

Cách tác động

Đinh hương chứa một hợp chất gọi là eugenol, là một chất khử trùng và diệt trùng mạnh. Dùng đinh hương thường xuyên sẽ thúc đẩy quá trình diệt ký sinh trùng đường ruột cũng như là ấu trùng và trứng của chúng.

7. Trà thảo mộc

Trà thảo mộc

Chuẩn bị
  • 1 muỗng cà phê trà bạc hà hoặc trà thì là
  • 1 cốc nước
Cách làm
  1.   Cho một muỗng cà phê trà bạc hà hoặc trà thì là vào cốc nước.
  2.   Đun sôi trên chảo.
  3.   Để sôi trong 5 phút và lọc lại.
  4.   Có thể thêm mật ong cho ngon hơn và uống khi trà còn ấm.
Xem thêm:  5 mẹo giúp cơ thể từ tích mỡ chuyển thành đốt mỡ
Tần suất

Uống 3-4 lần mỗi ngày trong ít nhất một tuần.

Cách tác động

Trà thảo mộc (như thì là và bạc hà) chứa những dưỡng chất tốt giúp thúc đẩy quá trình diệt trừ ký sinh trùng đường ruột. Chúng chứa các thành phần diệt ký sinh giúp tống khứ sạch các độc tố và ký sinh trùng ra ngoài.

8. Nghệ

Chuẩn bị
  • 1 muỗng cà phê bột nghệ
  • 1 ly sữa nóng
Cách làm
  1.   Cho một muỗng cà phê bột nghệ vào ly sữa nóng.
  2.   Khuấy đều và uống.
Tần suất

Uống 1-2 lần mỗi ngày trong vài ngày.

Cách tác động

Curcumin có trong nghệ có rất nhiều lợi ích, bao gồm khả năng loại trừ ký sinh trùng đường ruột. Curcumin chứa các thành phần kháng khuẩn và diệt khuẩn, giúp rửa sạch ký sinh trùng và các độc tố khỏi đường ruột.

9. Đu đủ

Đu đủ

Chuẩn bị
  • 1 muỗng canh hạt đu đủ
  • ½ cốc đu đủ
  • 1 cốc nước cốt dừa
Cách làm
  1.   Cho hạt đu đủ, đu đủ và nước cốt dừa vào máy xay.
  2.   Xay đều và uống.
Tần suất

Uống một lần mỗi ba ngày.

Cách tác động

Hạt đu đủ chứa các thành phần diệt giun sán và amip, giúp loại bỏ ký sinh trùng đường ruột. Chúng còn giúp bạn cải thiện hệ thống tiêu hóa trong lúc diệt giun.

10. Gừng

Chuẩn bị
  • 1-2 inch gừng băm nhuyễn
  • 1 cốc nước
Cách làm
  1.   Cho gừng băm nhuyễn vào cốc nước.
  2.   Đun sôi trên chảo và ninh trong 5 phút.
  3.   Lọc lại và để nguội một chút.
  4.   Uống trà gừng này khi còn ấm.
Tần suất

Uống 3-4 lần mỗi ngày.

Cách tác động

Hợp chất gingerol trong gừng giúp cải thiện đường tiêu hóa và loại bỏ các ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, sán lá gan, v.v.

11. Ớt cayen

Ớt cayen

Chuẩn bị

⅓ muỗng cà phê bột ớt cayen

Cách làm

Cho một muỗng bột ớt cayen vào trà hoặc món ăn hàng ngày của bạn.

Tần suất

2-3 lần mỗi ngày trong ít nhất một tuần.

Cách tác động

ớt cayen chứa capsaicin giúp triệt ký sinh trùng bên trong đường tiêu hóa. Ớt cũng kích thích tiêu hóa và giúp thải ký sinh trùng đường ruột nhanh hơn.

12. Tinh chất lá ôliu

Chuẩn bị

180 mg viên tinh chất lá ôliu

Cách làm

Phân 180 mg tinh chất lá ôliu thành 3 liều và uống mỗi ngày.

Tần suất

Uống mỗi ngày cho đến khi bạn đỡ hơn.

Cách tác động

Tinh chất lá ôliu chứa các thành phần diệt giun mạnh nhờ vào các hợp chất polyphenol như oleuropein. Nó có thể giết rất nhiều loại ký sinh trùng như giun kim, giun đũa và amip.

13. Lá neem

Lá neem

Chuẩn bị
  • 8-10 lá neem
  • Nước
Cách làm
  1.   Nghiền lá neem thành hỗn hợp đặc sệt.
  2.   Lấy khoảng một nửa muỗng canh hỗn hợp trên uống cùng với nước và một ít mật ong khi bụng đói.
Tần suất

Uống một lần mỗi ba tuần cho đến khi thải hết giun trong người.

Cách tác động

Lá neem giúp loại trừ ký sinh trùng từ thành ruột nhờ vào các thành phần diệt ký sinh có trong lá.

14. Quế

Chuẩn bị
  • ½ muỗng cà phê bột quế
  • 1 ly nước ấm
  • Mật ong (tùy thích)
Cách làm
  1.   Cho một muỗng cà phê vào ly nước ấm và khuấy đều.
  2.   Uống ngay lập tức.
Tần suất

Uống ít nhất ba lần mỗi ngày trong vài ngày.

Cách tác động

Quế giúp làm nóng đường ruột khiến cho ký sinh trùng khó sinh sống. Bột quế còn giúp kích thích tiêu hóa và bài tiết giun sán nhanh hơn.

15. Vitamin C

Vitamin C

Chuẩn bị

2000-5000 mg vitamin C

Cách làm

Uống 2000-5000 mg vitamin C thành 2 hoặc 3 liều.

Tần suất

Uống mỗi ngày trong vài ngày.

Cách tác động

Vitamin C là một chất chống oxi hóa tuyệt vời, có khả năng nâng cao hệ thống miễn dịch giúp diệt trừ ký sinh trùng đường ruột.

Xem thêm:  5p tập thể dục trong 3 ngày để loại bỏ mỡ bụng
Cảnh báo

Không được dùng vitamin C cùng với magie hoặc canxi.

16. Nha đam

Chuẩn bị

1 ly nước nha đam tươi

Cách làm

Uống một ly nước nha đam tươi.

Tần suất

Uống 2-3 ly mỗi ngày.

Cách tác động

Khả năng thanh tẩy của nha đam giúp bài tiết toàn bộ độc tố và ký sinh trùng khỏi bao tử. Đây là một trong những liệu pháp trị ký sinh trùng đường ruột tốt nhất.

17. Sữa chua

Sữa chua

Chuẩn bị

1 tô sữa chua lợi khuẩn

Cách làm

Ăn một tô sữa chua lợi khuẩn.

Tần suất

Ăn mỗi ngày trong một tuần.

Cách tác động

Sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn. Chúng giúp cân bằng hệ ruột bằng cách tăng lợi khuẩn và giảm hại khuẩn. Như vậy sẽ giúp tống khứ hết ký sinh trùng đường ruột.

18. Tinh chất hạt nho

Chuẩn bị
  • 8-12 giọt tinh chất hạt nho
  • 1 ly nước
Cách làm
  1.   Cho vài giọt tinh chất hạt nho vào ly nước.
  2.   Khuấy đều rồi uống.
Tần suất

Uống 1-2 lần mỗi ngày.

Cách tác động

Tinh chất hạt nho chứa phức hợp oligomeric proanthocyanidin (hay OPC). Chúng có khả năng kháng vi sinh giúp loại bỏ ký sinh trùng đường ruột.

19. Chanh

Chanh

Chuẩn bị
  • Hạt chanh
  • ½ quả chanh
  • 1 ly nước
  • Mật ong
Cách làm
  1.   Tách hạt chanh khỏi quả chanh rồi nghiền hạt thành hỗn hợp sệt.
  2.   Cho hỗn hợp này vào ly nước.
  3.   Cho thêm nước chanh vắt từ nửa quả chanh và mật ong.
  4.   Khuấy đều rồi uống.
Tần suất

Uống 2 lần mỗi ngày trong vài ngày.

Cách tác động

Hạt chanh có thể loại bỏ ký sinh trùng khỏi bao tử bằng cách cản trở hoạt động của chúng. Và với nguồn vitamin C dồi dào, nước chanh sẽ nâng cao khả năng diệt giun của hạt chanh.

20. Hạt bí đỏ

Chuẩn bị
  • 1 cốc hạt bí đỏ
  • ½ cốc nước cốt dừa
  • ½ cốc nước
Cách làm
  1.   Trộn hạt bí đỏ với nước và nước cốt dừa với nhau.
  2.   Uống khi bụng đói.
  3.   Bổ sung nước cho bản thân trong cả ngày còn lại.
Tần suất

Lặp lại trong 2-3 tuần cho đến khi hồi phục.

Cách tác động

Hạt bí đỏ chứa hợp chất gọi là cucurbitacin có khả năng làm tê liệt giun sán bên trong ruột, giúp loại chúng khỏi thành ruột và thải ra qua đường tiêu hóa.

Các phương pháp trên có thể đẩy nhanh tiến trình làm sạch ruột của bạn, đồng thời hỗ trợ loại sạch giun sán khỏi cơ thể. Thêm vào đó, bạn cũng cần lưu ý chế độ ăn hàng ngày của mình để các phương pháp có hiệu quả hơn.

Chế độ ăn diệt ký sinh trùng

Ăn gì?

  • Các loại rau xanh nhiều lá
  • Hành lá
  • Dứa
  • Các loại cá giàu axit béo
  • Cà rốt
  • Nước ép nam việt quất
  • Các thực phẩm giàu lợi khuẩn

Tránh ăn gì

  • Đường
  • Carbohydrate đã qua chế biến

Ngoài chế độ ăn, bạn cũng cần đọc qua các mẹo dưới đây để tránh bị tái nhiễm giun nhé.

Các mẹo phòng tránh

  • Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn.
  • Tránh ăn thịt hoặc cá sống.
  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi nấu ăn.
  • Rửa sạch và lột vỏ trái cây hoặc rau trước khi ăn hoặc nấu.
  • Tẩy sạch các dụng cụ có tiếp xúc với thịt hoặc cá tươi.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với đất.
  • Luôn mang theo nước rửa tay khi đi du lịch.
  • Chỉ uống nước đóng chai khi du lịch.

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột như nhau. Vậy nên chúng ta phải cẩn thận hơn trong việc vệ sinh hàng ngày (đặc biệt là khi đi du lịch).

Hy vọng những phương pháp tại nhà này sẽ giúp bạn chiến đấu tốt với đám ký sinh trùng đường ruột.

suria
suria

Tạp chí SURIA LINK nơi chia sẻ những kiến thức làm đẹp và chăm sóc gia đình tốt nhất hiện nay. Mọi thông tin đều được đóng góp từ các chuyên gia trong từng lĩnh vực trong từng ngành nghề

SURIA LINK
Logo