Đã bao giờ bạn bị nóng rát hoặc da nổi đỏ sau khi đụng chạm hoặc ăn thứ gì đó chưa? Nếu có thì khả năng cao là bạn bị dị ứng với thứ đó. Dưới đây là một vài cách tự nhiên do Suria Link tổng hợp sẽ giúp bạn chiến đấu với dị ứng da và làm dịu lại vế tấy.
Viêm dị ứng da là gì?
Dị ứng da thường là một phản ứng của chất kích thích hoặc chất dị ứng. Khi một chất lạ chạm vào da bạn, hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh kháng thể để chiến đấu. Đây là một phản ứng dị ứng thường được thể hiện thành những vết tấy đỏ.
Dưới đây là các nguyên nhân gây dị ứng da.
Nguyên nhân gây viêm dị ứng da
Các nguyên nhân gây dị ứng da phổ biến nhất bao gồm:
- Niken, một kim loại thường được dùng trong trang sức, mỹ phẩm, xà bông, dầu gội and lotion.
- Thuốc xịt côn trùng và một vài loại kem chống nắng
- Các loại dược phẩm như thuốc thoa ngứa hay kháng sinh
- Nước hoa
- Các sản phẩm tẩy rửa
- Một số loại cây như cây thường xuân độc
- Nhựa latex dùng trong quần áo, bao cao su, bong bóng và găng tay
- Côn trùng
- Thực phẩm
Chúng ta hãy cùng xem qua các triệu chứng của dị ứng da nhé.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm dị ứng da
Các dấu hiệu và triệu chứng gây ra bởi dị ứng da bao gồm:
- Ngứa
- Nổi đỏ
- Da khô và tróc vảy
- Các vết rộp nhỏ chứa mủ
- Nhiễm trùng da ở các khu vực bị tổn thương
Những triệu chứng này rất phổ biến ở các loại dị ứng khác nhau. Dưới đây là các dạng dị ứng da ở con người.
Các dạng viêm dị ứng da
- Viêm da cơ địa (Chàm): Một chứng rối loạn khi còn nhỏ gây ra các vết đỏ ngứa ở khuỷu tay và sau đầu gối.
- Viêm da tiết bã: Dạng dị ứng da này gây ra các thương tổn gây ngứa, đỏ và trông như vảy, thường tác động nhiều đến phần da đầu, trán, chân mày, má và tai ngoài.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Dạng dị ứng da gây ra bởi việc tiếp xúc với một chất kích thích hoặc hóa chất nào đó dị ứng với cơ thể.
- Hăm tã: Là một dạng viêm da tiếp xúc dị ứng thường thấy ở trẻ sơ sinh và một vài người lớn có mang tã bị bẩn trong thời gian dài.
- Viêm da ứ đọng: Một dạng dị ứng da xảy ra ở cẳng chân của những người bị phù nề do hệ tuần hoàn kém.
- Vẩy nến: Những mảng vẩy xuất hiện trên da đầu, khuỷu tay và đầu gối.
- Phát ban: Những vết đỏ ngứa bất ngờ nổi lên, thường tự biến mất sau khoảng 8 giờ và thường xuyên lặp lại như vậy.
- Chàm thể đồng tiền: Một dạng dị ứng da gây ra những mảng hình đồng tiền, xuất hiện trên da cực khô trong mùa đông.
- Dị ứng thuốc: Một vài loại kháng sinh có tác dụng phụ gây dị ứng.
- Rôm sảy: Một dạng dị ứng da gây ra bởi các ống dẫn mồ hôi bị bít trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
Dị ứng da cũng có thể bị gây ra bởi các nguyên nhân bên trong cơ thể. Tuy nhiên, triệu chứng thì luôn giống nhau – các vết phồng và đỏ ngứa trên da. Để chiến đấu với dị ứng da, dù cho nguyên nhân là gì, chúng tôi xin giới thiệu những phương pháp điều trị tại nhà sau cho bạn.
Các phương thức trị viêm dị ứng da tại nhà
- Giấm táo
- Nha đam
- Baking soda
- Dầu dừa
- Tinh dầu
- Húng quế tulsi
- Mật ong
- Lá ổi
- Gừng
- Sáp dưỡng ẩm
- Nước chanh
- Dầu thìa là đen
- Cây neem
- Vitamin
Cách chữ trị viêm dị ứng da tự nhiên
1. Giấm táo
Chuẩn bị
- 1 muỗng canh giấm táo
- 1 cốc nước
- Bông tẩy trang
Cách làm
- Cho một muỗng canh giấm táo vào một cốc nước ấm.
- Trộn đều và nhúng bông tẩy trang vào.
- Đắp lên vùng da bị dị ứng và để khô.
- Rửa sạch sau 15 đến 20 phút.
Tuần suất
Làm hai lần mỗi ngày cho đến khi bạn thấy tình hình được cải thiện.
Cách tác động
Giấm táo chứa axit acetic, có khả năng kháng viêm và kháng trùng tuyệt vời. Phương thức này giúp điều trị dị ứng da và giữ cho da không bị nhiễm trùng.
2. Nha đam
Chuẩn bị
Nhựa nha đam
Cách làm
- Chiết xuất nhựa từ lá nha đam.
- Bôi trực tiếp lên vùng dị ứng.
- Để trong ít nhất 30 phút trước khi rửa sạch.
Tuần suất
Làm ba lần một ngày, làm trong vài ngày.
Cách tác động
Nhựa nha đam nổi tiếng với khả năng chữa lành. Nó không chỉ đảy nhanh tiến độ hồi phục của vùng da dị ứng mà còn làm dịu vết đỏ ngứa bằng khả năng kháng viêm của mình.
3. Baking soda
Chuẩn bị
- 1 muỗng cà phê baking soda
- Nước
Cách làm
- Lấy một muỗng cà phê baking soda và cho vài giọt nước vào để được hỗn hợp đặc sánh.
- Bôi lên vùng dị ứng
- Để trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch.
Tuần suất
Làm nhiều lần mỗi ngày để hồi phục nhanh.
Cách tác động
Tính kiềm của baking soda giúp lấy lại độ pH cho vùng da dị ứng. Và điều này giúp đẩy nhanh tiến độ hồi phục của da.
4. Dầu dừa
Chuẩn bị
Dầu dừa nguyên chất 100%
Cách làm
- Lấy một ít dầu dừa nguyên chất xoa đều trong lòng bàn tay để dầu ấm.
- Bôi trực tiếp lên vùng da dị ứng và để trong 20 đến 30 phút.
- Rửa sạch và thấm khô.
Tuần suất
3 đến 4 lần mỗi ngày, làm trong vài ngày.
Cách tác động
Dầu dừa chứa các axit béo chuỗi trung bình có chức năng dưỡng ẩm. Nó còn có khả năng kháng viêm và giảm đau, là một phương pháp tuyệt vời để làm dịu các vết tấy đỏ và ngứa gây ra bởi dị ứng da.
5. Tinh dầu
a. Tinh dầu bạc hà
Chuẩn bị
- 6-7 giọt tinh dầu bạc hà
- 1 muỗng cà phê dầu nền bất kỳ (dầu dừa, ôliu hoặc dầu jojoba)
Cách làm
- Cho 6-7 giọt tinh dầu bạc hà vào một muỗng cà phê dầu nền.
- Trộn đều và bôi lên vùng da bị dứng.
- Chờ 30 tới 60 phút và rửa sạch.
Tuần suất
3-4 lần mỗi ngày trong vài ngày.
Cách tác động
Một trong những thành phần chính của bạc hà là menthol. Menthol có khả năng kháng viêm và gây tê, giúp làm dịu tức thì vết sưng, tấy đỏ và ngứa.
b. Dầu tràm trà
Chuẩn bị
- 6-7 giọt dầu tràm trà
- 1 muỗng cà phê dầu nền bất kỳ
Cách làm
- Cho 6-7 giọt dầu tràm trà vào một muỗng cà phê dầu nền.
- Trộn đều và bôi lên vùng da dị ứng.
- Để đó trong 30 đén 60 phút rồi rửa sạch.
Tuần suất
3 đến 4 lần mỗi ngày đến khi tình trạng đỡ hơn.
Cách tác động
Dầu tràm trà mang đến nhiều lợi ích cho da. Khả năng kháng viêm và kháng khuẩn xuất sắc của nó sẽ làm dịu tức thì vết tấy ngứa và tránh nhiễm khuẩn.
6. Húng quế tulsi
Chuẩn bị
- Một nhúm lá húng quế tulsi
- Cối nghiền
Cách làm
- Lấy một nhúm lá húng quế tulsi và rửa sạch.
- Nghiền mịn và bôi lên da.
- Để đó trong 20-30 phút và rửa sạch.
Tuần suất
Làm nhiều lần mỗi ngày trong vài ngày.
Cách tác động
Lá tulsi có khả năng kháng khuẩn rộng giúp bảo vệ da không bị nhiễm trùng. Tác động kháng viêm của tulsl giúp giảm bớt các vết tẩy đỏ, sưng và ngứa gây ra bởi dị ứng da.
7. Mật ong manuka
Chuẩn bị
2-3 muỗng cà phê mật ong manuka
Cách làm
- Bôi trực tiếp mật ong lên vùng da dị ứng trong 20-30 phút.
- Rửa sạch.
Tuần suất
3-4 lần mỗi ngày trong vài ngày cho đến khi bạn thấy đỡ hơn.
Cách tác động
Mật ong manuka sở hữu khả năng biến miễn dịch và kháng khuẩn mạnh mẽ, không chỉ tăng tốc hồi phục các vết tấy do dị ứng mà còn làm giảm độ ngứa và đỏ của da.
8. Lá ổi
Chuẩn bị
- Một bó lá ổi
- Nước
Cách làm
- Rửa sạch lá ổi.
- Nghiền lát ổi và cho vào bồn tắm.
- Ngâm mình trong 20-30 phút.
- Lau khô.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể nghiền lá ổi và bôi trực tiếp lên vùng da dị ứng.
Tuần suất
Hai lần mỗi ngày.
Cách tác động
Lá ổi chứa ethanol, là một chất kháng viêm và trị ngứa mạnh. Chúng có thể giúp giảm ngứa và các vết tấy đỏ gây ra bởi dị ứng da.
9. Gừng
Chuẩn bị
- Một lát gừng
- 1 cốc nước
- Bông gòn
Cách làm
- Lấy một lát gừng cho vào cốc nước.
- Đun sôi trên chảo và ninh trong 5 phút.
- Lọc lại và để nguội.
- Nhúng bông gòn vào phần nước gừng này và đắp lên vùng da dị ứng.
- Để đó trong 30-40 phút rồi rửa sạch.
Tuần suất
3-4 lần mỗi ngày.
Cách tác động
Gừng có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn rất ấn tượng, là một liệu pháp tuyệt vời để trị dị ứng da và làm dịu các vết ngứa và sưng tấy.
10. Sáp dưỡng ẩm (Vaseline)
Chuẩn bị
Sáp dưỡng ẩm hoặc Vaseline
Cách làm
- Bôi trực tiếp sáp lên dùng da dị ứng.
- Để đó và bôi lại nếu cần.
Tuần suất
Bôi trong một hoặc hai ngày cho tới khi các triệu chứng giảm đi.
Cách tác động
Sáp dưỡng ẩm tạo ra một lớp bảo vệ trên vùng da dị ứng và ngăn việc da bị nhiễm khuẩn thêm. Nó còn giúp dưỡng ẩm da, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
11. Nước chanh
Chuẩn bị
- ½ quả chanh
- 1 cốc nước ấm
- Bông tẩy trang
Cách làm
- Vắt nửa quả chanh vào cốc nước ấm.
- Khuấy đều và nhúng bông tẩy trang vào.
- Đắp lên vùng da dị ứng và để khô.
- Rửa sạch.
Tuần suất
Đắp nhiều lần mỗi ngày trong vài ngày.
Cách tác động
Bản chất kháng viêm của nước chanh giúp làm dịu vết tấy đỏ, đồng thời khả năng kháng khuẩn của nó ngăn da không bị nhiễm trùng thêm.
12. Dầu thì là đen (Kalonji)
Chuẩn bị
Dầu thìa là đen
Cách làm
- Lấy một ít dầu thìa là đen lên lòng bàn tay và thoa lên vùng da dị ứng.
- Để đó trong 30-60 phút rồi rửa sạch.
Tuần suất
Thoa nhiều lần một ngày trong vài ngày.
Cách tác động
Chất thymoquinone trong Kalonji hay thìa là đen là thành phần kháng viêm, giảm đau và trị ngứa tốt. Thành phần này rất có ích trong điều trị dị ứng da.
13. Cây Neem
Chuẩn bị
- Một vài lá Neem
- Cối nghiền
Cách làm
- Nghiền lá Neem ra thành hỗn hợp sệt.
- Bôi lên vùng da dị ứng.
- Để đó trong 20-30 phút rồi rửa sạch.
Tuần suất
Bạn có thể dùng phương pháp này 3-4 lần mỗi ngày trong vài ngày cho đến khi da bạn đỡ hơn.
Cách tác động
Lá Neem có thể làm dịu vết tấy đỏ và ngứa với tác động kháng viêm của nó. Neem cũng là một chất kháng histamine tự nhiên, là lí do mà nó điều trị dị ứng da và các loại dị ứng khác rất tốt.
14. Vitamin
Vitamins A, C, và E rất thiết yếu cho da khỏe. Chúng là những chất chống oxi hóa tốt giúp hồi phục da bị tổn thương và bảo vệ da khỏi các phản ứng độc hại. Thêm vào đó, vitamin C giúp tăng khả năng đề kháng và vitamin E kiểm soát các vết sưng tấy với các thành phần kháng viêm.
Để có được các loại vitamin này, bạn cần ăn các thực phẩm như cà rốt, bong cải xanh, tỏi, khoai lang, các trái cây họ cam chanh, rau chân vịt, cải xoăn, rau mầm, các loại hạt và các cây họ đậu. Nếu bạn muốn uống thêm các viên bổ sung vitamin thì phải hỏi ý kiến bác sĩ trước nhé.
Để các phương pháp trên hiệu quả hơn, bạn có thể đọc qua các mẹo sau.
Các mẹo phòng tránh dị ứng
- Tránh tiếp xúc với các chất kích thích hoặc chất dị ứng với bạn.
- Bạn có thể đắp khăn lạnh hoặc tắm nước lạnh.
- Tránh mặc đồ bó sát. Hãy chọn những quần áo rộng và thoải mái.
- Hạn chế ra nắng.
- Dùng loại xà bông dịu nhẹ.
Ngoài việc nhớ các mẹo trên, bạn cũng cần để ý đến khẩu phần ăn nữa. Dưới đây là các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất mà bạn cần hạn chế để không bị dị ứng da.
Các thực phẩm cần tránh
Tám loại thực phẩm dễ gây dị ứng da:
- Sữa
- Trứng
- Cá
- Thủy hải sản có vỏ
- Hạt cây
- Đậu phộng
- Lúa mì
- Đậu nành
Dị ứng da có thể khá khó chịu. Một trong những bước đầu tiên để phòng ngừa đó là tránh xa các nguồn gây dị ứng. Còn nếu đã xuất hiện những vết tấy rồi thì các phương pháp kể trên chắc chắn giúp ích cho bạn đó.
Bạn có thấy bài viết này có ích không? Để lại bình luận bên dưới nhé.