Cách ngăn rụng tóc ở trẻ em

0

Rụng tóc xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng nhìn đứa bé bạn yêu thương bị rụng tóc thì không vui tí nào. Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ, và bác sĩ có thể chuẩn đoán và chữa trị cho hầu hết các nguyên nhân. Việc xác định nguyên nhân thông qua bác sĩ sẽ giúp ngăn triệu trứng này. Sau đó bé chỉ cần dùng thuốc hợp lý. Bạn cũng cần thay đổi quá trình chăm tóc tóc và chế độ ăn hàng ngày của bé để giúp bé chiến đấu với chứng rụng tóc.

Xem thêm các bài viết hay khác của Suria:

Phần 1. Chẩn Đoán Nguyên Nhân

Tìm những mảng tóc rụng tròn với các vảy da đầu

Tìm những mảng tóc rụng tròn với các vảy da đầu.

Nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến nhất ở trẻ em là do tinea capitis – hay còn gọi là “nấm da đầu” – đây chính xác là tình trạng da đầu bị nấm ký sinh. Hãy nhìn lên tóc của đứa trẻ, nếu có những mảng tóc rụng hình tròn hoặc oval, đi kèm là các mảnh tóc gãy trên da đầu, thì khả năng cao là bé đang bị nấm. Các sợi tóc thể thể trông như những đốm đen trên da đầu.

  • Một dấu hiệu khác của nấm da đầu là các lớp vảy xám bong tróc trên da đầu.
  • Đứa bé cũng có thể bị nấm ở các bộ phận cơ thể khác. Bạn hãy tìm các đốm nhỏ màu đỏ có tâm trắng như vảy.

Cảm nhận các điểm hói hoàn toàn ở trẻ

Cảm nhận các điểm hói hoàn toàn ở trẻ.

Bạn hãy chạm vào các mảng tóc rụng và xem xem chúng có hoàn toàn trơn nhẵn không. Hãy tìm các sợi tóc gãy hoặc những đốm đen trên da đầu trẻ cho thấy là chân tóc vẫn còn. 1 trong 1,000 trẻ có thể mắc bệnh alopecia areata – rụng tóc thành vùng – với các mảng tóc rụng hình tròn hoặc oval. Nguyên nhân có thể là do phản ứng của hệ miễn dịch, và có thể diễn ra suốt đêm.

Ghi chú lại các chi tiết

Ghi chú lại các chi tiết.

Một vài nguyên nhân có thể gây rụng tóc dần dần, trong khi một số khác lại gây rụng tóc trong vài ngày hoặc rụng qua đêm. Bạn hãy để ý chi tiết quá trình rụng tóc của trẻ để có thể báo lại với bác sĩ. Hãy ghi chú lại các thông tin sau:

  • Tóc bắt đầu rụng khi nào
  • Trước khi rụng tóc, bé có sử dụng một sản phẩm chăm sóc nào mới hoặc có tiếp xúc với hóa chất nào không
  • Bé có bị tổn thương hay tự ý giật tóc mình liên tục không
  • Tóc bắt đầu rụng ở điểm nào, và lan đến khu vực nào
  • Vùng da bị rụng tóc có gì bất thường như có vảy, trơn nhẵn, nổi đỏ, thâm tím, v.v

Nhớ lại xem gần đây bé có bị chấn thương không

Nhớ lại xem gần đây bé có bị chấn thương không.

Các chấn thương thể chất lẫn tâm lý đều có thể gián đoạn quá trình mọc tóc của trẻ và gây rụng tóc. Đôi khi một vài loại thuốc trẻ đang dùng cũng có thể gây rụng tóc. Đây còn gọi là rối loạn telogen effluvium. Rụng tóc có thể xảy ra trong 6-16 tuần sau chấn thương. Nên bạn hãy nhớ lại xem trong khoảng từ 1 đến 4 tháng trước bé có trải qua một trong các vấn đề sau không:

  • Sốt cao
  • Phẫu thuật cần gây mê
  • Trải qua cảm xúc đau khổ như là mất người thân hoặc bị lạm dụng
  • Tổn thương thể chất nặng
  • Dùng thuốc trị mụn có chứa Accutane
Xem thêm:  6 Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ

Quan sát hành vi của trẻ với tóc

Quan sát hành vi của trẻ với tóc.

Đôi khi bạn hãy để ý hành vi của trẻ đối với tóc chúng. Quan sát xem bé có hay giật tóc, xoắn tóc, ngoáy tóc hay vuốt tóc liên tục không. Nếu có, hãy chú ý xem bó có hay làm vậy mỗi khi lo lắng hay hồi hộp không. Rất nhiều trẻ nghịch tóc khi bị căng thẳng hay lo âu, và điều này sẽ gây tổn hại cho tóc.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Hãy đưa bé đến khám bác sĩ để có thể chữa rụng tóc tốt nhất. Bác sĩ sẽ có nhiều bài kiểm tra để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây rụng tóc. Họ có đèn Wood – một loại đèn dùng tia UV – để soi nấm trên da đầu. Các nguyên nhân khác có thể được chuẩn đoán thông qua các bài kiểm tra thể chất, xem lại lịch sử của bé hoặc có thể là xét nghiệm máu.

Kiểm tra nồng độ hormone

Kiểm tra nồng độ hormone.

Tuy rất hiếm nhưng các vấn đề ở tuyến giáp và tuyến yên cũng có thể gây rụng tóc. Bác sĩ có thể kiểm tra thể chất và xét nghiệm máu để chuẩn đoán vấn đề này. Nên nếu bạn không tìm ra nguyên nhân nào khác gây rụng tóc ở trẻ, hãy nhờ bác sĩ kiểm tra hormone nhé. Và thường thì bác sĩ sẽ cho thuốc uống để bé cân bằng hormone lại.

Phần 2. Điều Trị Y Học

Trị nấm da đầu với thuốc uống và dầu gội trong 8 tuần

Trị nấm da đầu với thuốc uống và dầu gội trong 8 tuần.

Nấm da đầu cần thời gian để điều trị dứt điểm. Tùy vào mức độ nhiễm nấm của bé mà bác sĩ có thể cho thuốc uống và dầu gội trị nấm (selenium sulfide hoặc ketoconzaole) dùng 2-3 lần một tuần. Bạn nhớ dùng dầu gội này theo như hướng dẫn trên nhãn chai hoặc theo chỉ định của bác sĩ nhé.

  • Nếu trẻ dùng dầu gội và thuốc đều đặn theo chỉ định sẽ ngăn được nấm lây nhiễm nên không bạn cần phải cho bé nghỉ học ở nhà nhé.
  • Bạn tuyệt đối phải theo liệu pháp này trong đúng 8 tuần! Nếu không, nấm sẽ có nguy cơ tái nhiễm và bé sẽ phải điều trị lại từ đầu.

Trị bệnh rụng tóc thành vùng.

Hãy hỏi bác sĩ về thuốc mỡ corticosteroid hay kem bôi vùng tóc rụng cho trẻ em. Trẻ tuổi teen có thể thử bơm steroid vào da đầu nếu chúng chịu được. Minoxidil (Rogaine) hay Anthralin cũng có hiệu quả tốt. Nếu điều trị thành công, tóc sẽ mọc lại sau 8-12 tuần.

Tham khảo bác sĩ da liễu

Tham khảo bác sĩ da liễu.

Bác sĩ da liễu là các chuyên gia về chăm sóc da. Nếu bé bị bệnh rụng tóc thành vùng, bạn nên tìm tới bác sĩ da liễu. Với phương pháp điều trị thích hợp, tóc bé sẽ mọc đều trở lại trong vòng một năm. Không có một loại thuốc cụ thể nào giúp trị bệnh tóc rụng thành vùng, nhưng bác sĩ có thể kê một đơn thuốc kích thích mọc tóc. Hãy cho bác sĩ biết về tình hình sức khỏe cũng như là bệnh sử của bé để họ tìm được phương pháp điều trị tốt nhất.

Kiểm soát sự lo âu của trẻ

Kiểm soát sự lo âu của trẻ.

Căng thẳng và lo lâu có thể gây rụng tóc, kể cả ở trẻ em. Hãy tìm đến chuyên gia sức khỏe hành vi nếu bé nhà bạn bị chuẩn đoán rối loạn lo âu như là những lo âu thông thường, hội chứng lo sợ bị xa cách, rối loạn hoảng sợ, hội chứng sợ xã hội, hay OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế). Hãy giúp trẻ đối mặt với căng thẳng thông qua các cách sau:

  • Lắng nghe mối bận tâm hoặc nỗi sợ của trẻ.
  • Hãy trả lời tích cực và quan tâm đến cảm nhận của trẻ như: “Ba/mẹ hiểu là tại sao con lại sợ điều đó, nhưng mà sẽ ổn thôi con à.”
  • Giúp chúng động não để giải quyết vấn đề – bạn hãy dạy cho chúng cách giải quyết vấn đề chứ đừng chủ động đi giải quyết cho chúng.
  • Cùng trẻ tham gia các hoạt động vui nhộn và tích cực để phân tán lo âu của trẻ như là đọc sách, vui chơi ngoài trời và thường xuyên âu yếm bé.
Xem thêm:  22 Lý do khiến bạn không thể mang thai

Hợp tác với chuyên gia điều trị hành vi để ngăn trẻ giật tóc

Hợp tác với chuyên gia điều trị hành vi để ngăn trẻ giật tóc.

Nếu bé nhà bạn liên tục bứt tóc, có thể chúng đang bị rối loạn trichotillomania –chứng nghiện giật tóc. Đứa trẻ có thể ăn những sợi tóc mà chúng bứt ra. Hội chứng này cũng tương tự như hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), khiến đứa trẻ bứt hoặc ngoáy tóc liên tục. Trichotillomania phổ biến hơn là OCD, nhưng không hề liên quan nhau. Bạn hãy tìm đến các chuyên gia điều trị hành vi như bác sĩ tâm lý hay bác sĩ tâm thần nếu bạn nhận thấy các triệu chứng trên. Họ có thể dùng liệu pháp ngôn ngữ và điều chỉnh hành vi để giúp trẻ bỏ thói quen bứt tóc.

  • Thường thì tóc sẽ mọc lại sau khi trẻ nhưng bứt tóc.

Telogen effluvium là một chứng rụng tóc có liên quan tới stress.

Một đợt stress đột ngột, như là bị sốt cao, cái chết của người thân, phẫu thuật gây mê, chấn thương hoặc sau khi dùng một vài loại thuốc nào đó, có thể ảnh hưởng tới chu kỳ mọc của tóc, dẫn tới rụng tóc. Sau khi bạn hết stress, tóc có thể mọc lại đầy đủ sau nửa năm cho tới một năm.

  • Nếu tóc vẫn còn rụng, bạn cần đi khám xem việc rụng tóc có liên quan tới các rối loạn sức khỏe khác không.
  • Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây stress để tránh bị lặp lại trong tương lai. Có nhiều nguyên nhân khác có thể gây stress ngoài những gì đã nêu ở trên.

Đảm bảo trẻ được bổ sung đủ chất sắt

Đảm bảo trẻ được bổ sung đủ chất sắt.

Thiếu sắt sẽ dẫn tới rụng tóc. Nếu không tìm ra nguyên nhân nào gây rụng tóc ở trẻ, bạn hãy nhờ bác sĩ kiểm tra nồng độ chất sắt của bé. Nếu chúng thiếu sắt, hãy bổ sung thực phẩm chứa sắt cho chúng. Có thể bác sĩ sẽ cho bé uống viên nang bổ sung sắt – bạn cho bé dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ nhé, vì dư sắt cũng gây hại cho trẻ đó.

  • Các thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt đỏ, thịt heo, thịt gia cầm, hải sản, các loại đậu,các loại rau nhiều lá xanh như rau chân vịt, các quả khô như nho khô và mơ, và các loại ngũ cốc chứa sắt.

Bổ sung kẽm và biotin vào khẩu phần ăn của trẻ

Bổ sung kẽm và biotin vào khẩu phần ăn của trẻ.

Thiếu kẽm cũng gây ảnh hưởng tới tóc của trẻ. Hãy bổ sung thực phẩm chứa kẽm cho bé nếu bác sĩ chuẩn đoán bé bị thiếu kẽm. Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt nạc, các hải sản như hàu và cá trích, và các loại đậu.

Phần 3. Thay Đổi Lối Sống

Đeo cài tóc lỏng hơn

Đeo cài tóc lỏng hơn.

Việc chân tóc bị tổn thương cũng có thể gây rụng tóc, bao gồm cả việc bé cài nơ, đeo kẹp hoặc cột tóc quá chặt. Bạn chỉ nên chọn các loại cài tóc hơi lỏng cho bé, hoặc là cho bé thả xuôi tóc luôn.

  • Đeo băng đô cũng là một cách an toàn để giữ tóc trẻ gọn gàng.
  • Tránh không gội tóc trẻ quá mạnh, hoặc bấm xù, uốn tóc, sấy tóc, duỗi tóc cho trẻ, cũng như đừng chọn các loại lược chải tóc có răng quá nhỏ và khít.
Xem thêm:  Những cách diệt chuột và đuổi chuột hiệu quả không cần bả

Tránh ma sát liên tục trên đầu tóc

Tránh ma sát liên tục trên đầu tóc.

Nếu bé nhà bạn thường hay cọ tóc lên đầu giường, xe đẩy hay các vật dụng khác, các lực ma sát đó có thể gây tổn thương và rụng tóc. Hãy để ý khu vực tóc rụng và hoạt động của bé – đặc biệt chú ý nếu bé hay cọ khu vực tóc rụng lên đồ vật khác. Khi đó bạn cần phải hành động để ngăn bé không cọ xát như vậy nữa.

Chăm tóc những phần tóc mỏng cẩn thận

Chăm tóc những phần tóc mỏng cẩn thận.

Nếu bé nhà bạn bắt đầu rụng tóc, hãy chăm sóc khu vực đó cẩn thận để tránh rụng nhiều hơn. Hãy ít gội khu vực đó hơn và chỉ dùng các loại dầu gội dịu nhẹ hoặc dầu gội cho em bé. Đối với trẻ tuổi teen, hãy dặn chúng đừng nhuộm tóc hay để tóc highlight vì như vậy sẽ gây thêm tổn thương cho chân tóc. Hãy để tóc trẻ khô tự nhiên chứ đừng dùng máy sấy hay thanh uốn tóc.

Phần 4. Giúp Trẻ Đối Phó Với Tóc Rụng

Hãy trao đổi về nguy cơ rụng tóc nếu trẻ đang điều trị ung thư

Hãy trao đổi về nguy cơ rụng tóc nếu trẻ đang điều trị ung thư.

Nếu bé nhà bạn phải điều trị bức xạ hoặc hóa trị ở khu vực đầu, chúng sẽ bị rụng tóc. Đối với trẻ nhỏ thì chúng không thấy gì, nhưng với các bé hơi lớn hoặc tuổi teen sẽ cảm thấy rất khó chịu khi rụng tóc. Tuy nhiên, không phải phương pháp điều trị ung thư nào cũng gây rụng tóc. Hãy hỏi nhân viên chăm sóc bé về nguy cơ rụng tóc và trò chuyện trước với bé về vấn đề này. Trẻ sẽ đối diện với việc rụng tóc một cách thoải mái hơn nếu được chuẩn bị tâm lý trước.

  • Bạn hãy tập trung nói về khía cạnh tích cực của việc điều trị, như là bé sẽ khỏe hơn. Nhắc bé rằng rồi tóc sẽ mọc lại và dù thế nào đi nữa thì bé vẫn xinh đẹp.

Ghi chép lại kiểu tóc và màu tóc của trẻ

Ghi chép lại kiểu tóc và màu tóc của trẻ.

Có thể bé nhà bạn sẽ muốn đội bộ tóc giả trông giống với kiểu tóc vốn có của mình. Vậy nên trước khi bé rụng tóc, bạn hãy chụp lại kiểu tóc yêu thích của bé. Bạn có thể giữ lại một mẩu tóc nhỏ của bé để sau này có thể làm bộ tóc giả giống màu nhất.

Gợi ý bé cắt tóc ngắn trước khi tóc rụng

Gợi ý bé cắt tóc ngắn trước khi tóc rụng.

Cảm giác stress nhất khi bị rụng tóc là khi trẻ không kiểm soát được việc đó. Bạn có thể giúp bé kiểm soát việc đó bằng cách gợi ý bé cắt kiểu tóc ngắn mà mình thích. Việc cạo tóc hoặc cắt tóc ngắn sẽ giúp bé có cảm giác chủ động hơn, và bé sẽ bớt stress hơn khi tóc rụng. Đồng thời việc này cũng khiến vẻ ngoài bé không thay đổi quá lớn khi tóc rụng.

Mua mũ thật đẹp cho bé.

Mua mũ thật đẹp cho bé

Bạn có thể mua mũ và khăn đội tóc cho bé. Bạn nên để bé thoải mái chọn món bé thích. Bạn cũng có thể cho bé một ít tiền để tự mua món mình thích. Suria Link chúc các bạn thành công.

suria
suria

Tạp chí SURIA LINK nơi chia sẻ những kiến thức làm đẹp và chăm sóc gia đình tốt nhất hiện nay. Mọi thông tin đều được đóng góp từ các chuyên gia trong từng lĩnh vực trong từng ngành nghề

SURIA LINK
Logo