Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng khi mở cơ sở kinh doanh

0

Trong điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng có một mục liên quan đến những yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh và các trang thiết bị dụng cụ được sử dụng tại cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng đó. Doanh nghiệp đang có ý định mở các cơ sở để kinh doanh cần nắm rõ được những điều này để có thể  chuẩn bị và triển khai việc kinh doanh một cách thuận lợi nhất.

Hãy theo dõi bài viết này của Suria Link để có được những kiến thức cần để kinh doanh thực phẩm chức nắng nhé!

Câu hỏi đặt ra: Xin chào Luật Thiên Di, tôi là chủ một công ty kinh doanh thực phẩm chức năng vừa mới thành lập, hiện nay tôi đã tiến hành hoàn tất hồ sơ công bố thực phẩm chức năng và lập kế hoạch để xây dựng cơ sở để kinh doanh. Tôi muốn mở một cơ sở kinh doanh tại một địa điểm thuộc sở hữu của mình. Vậy tôi cần chuẩn bị những gì?

Luật sư tư vấn: Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt gửi câu hỏi đến chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cụ thể cho bạn như sau.

Hiện nay, pháp luật và các ban ngành liên quan có ra những văn bản quy định nghiêm ngặt về việc thực hiện các điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng. Vì thế, doanh nghiệp muốn kinh doanh ở lĩnh vực này, cần có sự tìm hiểu kĩ càng và rõ ràng nhất, tránh những sai sót liên quan.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng trước khi mở cơ sở kinh doanh TPCN

Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng trước khi mở cơ sở kinh doanh TPCN

Để mở một cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng thì cơ sở đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định, cụ thể như sau:

Yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng:

Theo Nghị định 67/2016/NĐ-CP, yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm như sau:

+ Diện tích của cơ sở kinh doanh phải đảm bảo có đủ chỗ để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm, thực phẩm

+ Không bị ngập nước, đọng nước

+ Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại

+ Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác

Xem thêm:  Tìm hiểu về vật liệu SUJ2

+ Thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải tách biệt, phù hợp với yêu cầu thực phẩm kinh doanh

+ Kết cấu nhà cửa các khu vực vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô kinh doanh thực phẩm; xây dựng bằng vật liệu phù hợp, bảo đảm vệ sinh, tránh được các vi sinh vật gây hại, côn trùng, động vật phá hoại xâm nhập và cư trú

+ Nền nhà phẳng, nhẵn; có bề mặt cứng, chịu tải trọng, mài mòn; thoát nước tốt, không gây trơn trượt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh

+ Trần nhà phẳng, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn

+ Cửa ra vào, cửa sổ phải nhẵn, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh; những nơi cần thiết phải có lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại

+ Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng phải đảm bảo theo quy định; các bóng đèn cần được che chắn an toàn

+ Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản thực phẩm, đảm bảo thông thoáng ở các khu vực

+ Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên

+ Khu vực vệ sinh của cơ sở phải được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm; ít nhất phải có 01 (một) nhà vệ sinh cho 25 người; có đủ nước sạch phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) về nước sạch số 02:2009/BYT, dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn

+ Có đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT

+ Thực phẩm kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.

Yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng

Yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng

Xem thêm:  Các mẫu đồng phục công sở nữ “hot” nhất năm 2021 tại Dony

Yêu cầu đối với trang thiết bị dụng cụ:

Theo Điều 6 Thông tư 15/2012/TT-BYT, những quy định về trang thiết bị dụng cụ như sau:

+ Đủ trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm (giá kệ, tủ bày sản phẩm, trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió ở khu vực chứa đựng, bày bán, bảo quản thực phẩm); có quy định về quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở

+ Đủ trang thiết bị để kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh thực phẩm

+ Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không han gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh, thiết kế bảo đảm hoạt động hiệu quả phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc, động vật diệt chuột, côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm

+ Thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định.

Doanh nghiệp mở cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng phải nộp các giấy tờ xác nhận sau:

+ Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);

Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).

+ Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:

Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);

Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).

Xem thêm:  Vật liệu kim loại

Luật Thiên Di tư vấn điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng tin cậy

Trên đây, Luật Thiên Di đã cung cấp cho các bạn những thông tin về điều kiện để mở cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng. Theo đó, các đơn vị có ý định mở cơ sở kinh doanh phải tiến hành chuẩn bị đầy đủ các mục theo yêu cầu, sau đó hoàn thiện các giấy tờ để chờ xét duyệt xem có đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng hay không.

Luật Thiên Di tư vấn tận tình, uy tín và trách nhiệm

Luật Thiên Di tư vấn tận tình, uy tín và trách nhiệm

Công ty Luật Thiên Di với kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật cho các doanh nghiệp kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Chúng tôi đã thực hiện dịch vụ tư vấn cho nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng, những đơn vị đó đều đã hoạt động và gặt hái được nhiều thành công trên thương trường.

Với đội ngũ luật sư có đầy đủ các chứng chỉ chuyên môn, kiến thức sâu rộng về Luật pháp, Luật sư của Thiên Di luôn cập nhật được những thông tin mới nhất về các quy định đổi mới, sửa đổi, bổ sung trong kinh doanh các ngành nghề riêng biệt. Với khả năng làm việc nhanh chóng, thái độ nhiệt tình và trách nhiệm, chúng tôi sẽ giúp khách hàng tháo gỡ được những khó khăn đang gặp phải.

Ngoài ra, chúng tôi còn tư vấn hồ sơ kinh doanh thực phẩm chức năng, tư vấn hồ sơ công bố thực phẩm chức năng, đăng ký kinh doanh, dịch vụ cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm…

Mọi nhu cầu tư vấn rõ hơn về điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin vui lòng liên hệ

Công ty TNHH TM DV Thiên Di

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0982 020 789 – 0868. 083.683

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Xem thêm các bài viết khác:

Trần Thị Hằng
Trần Thị Hằng

Trần Thị Hằng là chuyên viên tư vấn công bố chất lượng cho thực phẩm của Công Ty Luật Thiên Di, với nhiều năm kinh nghiệm do vậy không ngại hồ sơ khó.

SURIA LINK
Logo