Vật liệu vô cơ là gì? Vật liệu này được ứng dụng khá phổ biến trong các ngành công nghiệp sản xuất. Để hiểu rõ về vật liệu vô cơ có thành phần nào cũng như ứng dụng vật liệu vô cơ, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Khái niệm vật liệu vô cơ
Vật liệu vô cơ có thành phần là nguyên tố kim loại hoặc phi kim liên kết bằng hóa học. Với đặc tính dẫn điện kém không bị biến dạng trong điều kiện nhiệt độ và áp lực lớn, nhiệt độ nóng chảy cao, độ bền hóa học, độ cứng cao, không phân hủy trong nhiệt độ cao. Tuy nhiên vật liệu này lại rất giòn, chỉ cần tác động nhẹ cũng dễ bị nứt vỡ hay hư hỏng.
Ví dụ điển hình là gốm – vật liệu vô cơ xuất hiện sớm nhất và được ứng dụng trong công nghiệp xây dựng chế tạo gạch xây dựng, chế tạo vật dụng phục vụ sinh hoạt như bát, lọ hoa, chế tạo thiết bị điện tử thông minh: tủ lạnh, tivi, máy tính… Ngoài ra còn có thể kể đến sứ, thủy tinh, gạch, ngói…
Những đặc tính nổi bật của vật liệu vô cơ
Vật liệu vô cơ sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội mà ít chất liệu nào được khi sử dụng. Một số ưu điểm của vật liệu này như sau:
- Trọng lượng siêu nhẹ
Vật liệu được đánh giá là một trong các vật liệu siêu nhẹ. Trọng lượng của vật liệu vô cơ chỉ dao động khoảng từ 2 – 6 gam/centimet khối. Trong khi đó, titanium là 4.5 gam/centimet khối và thép không gỉ là 8 gam/centimet khối.
- Độ cứng và độ bền bỉ cao
Vật liệu vô cơ có độ bền nhiệt là rất tốt. Sức bền được coi là một trong các ưu điểm vượt trội của vật liệu này. Do được kỹ thuật hóa bằng công nghệ cao nên vật liệu có tính bền bỉ và độ cứng vượt trội hơn so với các chất liệu thông thường.
- Chịu được nhiệt tốt
Vật liệu được tạo thành sau quá trình nung nóng trong điều kiện nhiệt độ cao nhưng vẫn giữ được nguyên hình dáng. Qua đó có thể thấy độ chịu nhiệt cực cao của vật liệu này.
- Tính thẩm mỹ cao
Đây là vật liệu có tính được thẩm mỹ cao nhờ vào độ sáng bóng bắt mắt. Đồng thời cũng không kém phần tinh tế, sang trọng trong quá trình sử dụng.
- An toàn khi sử dụng
Vật liệu hữu có có tính trơ nên không gây kích ứng da và không gây độc hại khi sử dụng. Chính vì vậy, vật liệu này đảm bảo an toàn với sức khỏe và thân thiện với môi trường nên được ưa chuộng, sử dụng rộng rãi.
Thành phần của vật liệu vô cơ
Vật liệu vô cơ có thành phần nào? Những dạng hợp chất hóa học thường gặp trong vật liệu này có thể kể đến đơn kim loại như oxit nhôm trong gốm coringdong, đơn oxit bán kim loại như SiO2 trong thủy tinh thạch anh, hỗn hợp các kim loại như sứ, thủy tinh silicat, các nguyên tố không phải kim loại như cacbon, bo, nitrit của kim loại và bán kim loại như TiC, SiC, BN, ZrN, ……
>>Bạn muốn tìm hiểu thêm về vật liệu hữu cơ?
Phân loại vật liệu vô cơ
Vật liệu vô cơ có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng. Người ta cũng có thể phân loại theo thành phần hóa học, cấu trúc, công nghệ hoặc theo lĩnh vực sử dụng ……
Người ta thường phân chia vật liệu vô cơ theo đặc điểm kết hợp và phân thành 3 loại chính: Gốm và vật liệu chịu lửa , thủy tinh và gốm thủy tinh, xi măng và bê – tông.
Gốm và vật liệu chịu lửa
Đây là vật liệu vô cơ chế tạo bằng cách sử dụng nguyên liệu dưới dạng hạt (bột) ép thành hình và thiêu kết để tạo sản phẩm (luyện kim bột). Sau khi thiêu kết, vật liệu vô cơ đã có ngay những cơ lý hóa tính cần thiết.
Thủy tinh và gốm thủy tinh
Thủy tinh có cấu trúc vô định hình được tạo thành bằng cách làm nguội một hợp chất vô cơ từ trạng thái nóng chảy hoàn toàn trong điều kiện nhiệt độ cao đến trạng thái rắn không kết tinh. Khái niệm thủy tinh có thể chỉ tất cả các loại vật liệu có cấu trúc vô định hình.
Thủy tinh silicat chia thành 2 nhóm lớn: Thủy tinh vô cơ (thủy tinh vô định hình) và xitan (có cấu tạo tinh thể).
Xi măng và bê tông
Bê tông chế tạo từ hỗn hợp vật liệu silicat với các kích thước hạt khác nhau. Để tạo ra mật độ cao cho bê tông: Các hạt điền đầy vào chỗ trống giữa các viên sỏi, đá dăm, còn hạt xi măng sẽ chen vào khoảng trống giữa các hạt cát. Ngoài ra, bề mặt của hạt cát, sỏi, đá dăm được xúc tiến tạo mầm ký sinh cho quá trình kết tinh hợp chất hydrat của xi măng.
Xi măng là chất kết dính thủy lực, có tác dụng với nước để tạo thành hợp chất kết dính. Những hợp chất này đóng rắn trong nước và sản phẩm của nó đóng rắn bền trong nước.
Những ứng dụng thực tiễn của vật liệu vô cơ
Vật liệu vô cơ được ứng dụng trong công nghiệp gốm sứ để tạo ra những sản phẩm sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng như gạch men ốp sàn, gạch xây dựng, chế tạo vật dụng phục vụ sinh hoạt gia đình như bát, chén, bình hoa trang trí… Ngoài ra, vật liệu hữu cơ còn sử dụng trong kỹ thuật điện tử như: Gốm sứ cách điện dùng đỡ hoặc treo các đường dây tải điện có điện áp cao, chế tạo thiết bị điện tử thông minh: Tủ lạnh, tivi, máy tính…
Với những chia sẻ về vật liệu hữu cơ trên đây, mong rằng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại vật liệu này cũng như ứng dụng vật liệu vô cơ. Vật liệu vô cơ có độ bền nhiệt là khá cao nên được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất. Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.
Q/C: Tuấn Hưng Phát cung cấp các thiết bị van – vật tư đường ống – phụ kiện đường ống chính hãng, đầy đủ giấy tờ CO, CQ. Đơn Vị sở hữu kho hàng 1,2 nghìn mét vuông, có thể đảm bảo chủ động về nguồn hàng có sẵn trong nước đáp ứng được hầu hết nhu cầu của thị trường trong nước. Một số sản phẩm mũi nhọn được lập kế hoạch lưu trữ hàng hóa: Van bướm, van bi, van cổng, van 1 chiều, van cầu…; các thiết bị đo lường như đồng hồ nước, đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ,…; các thiết bị phụ kiện đường ống: tê, cút, kép, khớp nối mềm chống rung, mặt bích,… Quý Vị có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline để nhận hỗ trợ tư vấn.
Thông tin vật liệu được Suria Link tổng hợp từ internet, chỉ mang tính chất tham khảo và tìm thêm những kiến thức mới, chúng tôi không thực hiện mua bán.