Ứng phó thế nào khi bị côn trùng cắn?

0

Hằng ngày, môi trường chúng ta tiếp xúc cũng là nơi côn trùng có thể có cơ hội xâm hại vào da. Tùy vào loại côn trùng, sức khỏe của con người cũng như vị trí cắn mà sẽ có những mức độ ảnh hưởng khác nhau. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Phải ứng phó thế nào khi bị côn trùng cắn? Mời bạn cùng Suria Link đi tìm đáp án trong bài viết dưới đây.

Một số loại côn trùng gây bệnh thường gặp

Ứng phó thế nào khi bị côn trùng cắn

Côn trùng là loài vật chúng ta thường xuyên bắt gặp. Nó có thể chia làm 2 loại: độc và không độc. Khi bị côn trùng cắn, bạn cảm thấy ngứa ngáy kinh khủng và vết cắn sưng tấy thì đó chính là côn trùng độc. Thậm chí, bạn có thể mắc một số bệnh như cảm cúm, bệnh dịch khi vô tình bị chúng cắn. Vậy, các loại côn trùng gây bệnh hay gặp bao gồm những loại nào?

Kiến

Đây là loại côn trùng chúng ta thường xuyên gặp nhất. Có rất nhiều loại kiến không gây hại, nhưng có 2 loại kiến có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người đó là kiến lửa và kiến ba khoang. Bạn có thể bị sốt, khó thở, buồn nôn trong một thời gian dài nếu không biết cách xử lý khi bị chúng cắn.

Ong, bướm

Thường sẽ gặp nhiều hơn ở vùng nông thôn hoặc vườn nhà bạn nếu trồng nhiều cây. Nọc của những loại côn trùng này có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, các chất gây dị ứng và acetylcholine…

Xem thêm:  Cách diệt chuột bằng xà phòng cấp tốc, hiệu quả tận gốc

Sâu róm

Khi bị sâu róm tiếp xúc với da, triệu chứng đầu tiên là bạn sẽ cảm thấy bị ngứa da. Nếu bạn gãi, vết thương sẽ lan rộng hơn, trầm trọng hơn. Tiếp theo, bạn có thể bị đau đầu, hạ huyết áp và có thể dẫn đến co giật, nếu không tìm cách xử lý kịp thời.

Ứng phó thế nào khi bị côn trùng cắn

Bị côn trùng cắn không hề đơn giản như bạn nghĩ. Nếu không biết cách xử lý kịp thời, vết thương sẽ trầm trọng hơn và gây nên các bệnh không đáng có. Hãy làm theo 3 bước dưới đây để xử lý vết thương khi bị côn trùng cắn:

  • Bước 1: Làm sạch vết cắn

Bạn hãy làm sạch vết cắn bằng nước thường hoặc xà phòng nhẹ để rửa bớt chất độc khi bị côn trùng tiếp xúc. Lưu ý, bạn không nên dùng tay bóp, ép hay nặn vết cắn vì điều này chỉ làm vết thương trầm trọng hơn.

  • Bước 2: Tiến hành chăm sóc vết thương

Tùy vào mức độ nặng nhẹ khi bị cắn và loại côn trùng mà bạn sẽ có những cách xử lý khác nhau. Có những loại côn trùng không gây hại, bạn chỉ cần làm sạch và đợi một lúc là sẽ thấy vết thương thuyên giảm. Nhưng cũng có loại vết thương đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Bạn hãy chườm đá lên vết thương trong vòng 5-10 phút để nó xẹp đi một chút. Sau đó sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn là xong.

Xem thêm:  Diệt mối bằng dầu hỏa có hiệu quả không?
  •  Bước 3: Đi bệnh viện nếu cần

Một số biểu hiện sau khi bị cắn sau đây bạn cần đi bệnh viện ngay lập tức. Đó chính là khi bạn bị thở gấp, đau đầu, chóng mặt, vết thương ngày càng sưng tấy… Với những triệu chứng này, bạn nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám tốt nhất.

Cách ngăn ngừa để không bị côn trùng cắn

Để hạn chế bị côn trùng cắn, bạn có thể thực hiện một số mẹo nhỏ sau đây:

  • Tránh dùng nước hoa và quần áo sáng màu khi đi du lịch ở khu vực rừng núi, nhiều cây.
  • Ngâm áo quần trong dung dịch bảo vệ permethrin 1 tháng 1 lần để ngăn côn trùng không dám đến gần bạn.
  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà ở, thường xuyên lau dọn nhà cửa và sắp xếp phòng ngủ ngăn nắp để côn trùng không còn nơi sinh sống trong nhà bạn.
  • Xịt thuốc diệt kiến ba khoang, diệt côn trùng trong nhà định kỳ.
  • Mặc áo quần dài khi đến những khu vực chưa từng sinh sống.
  • Mắc màn khi ngủ và thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Chắc hẳn giờ đây bạn đã biết cách ứng phó như thế nào khi bị côn trùng cắn rồi phải không? Hãy chăm sóc vết thương cẩn thận để chúng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!

Doctor Pest
Doctor Pest

Doctor Pest là một chuyên gia diệt côn trùng các loại như mối, kiến, gián, chuột... tại Công ty dịch vụ diệt côn trùng Vinpest. Với kinh nghiệm nhiều năm cam kết đuổi côn trùng đi xa và bảo hành dài lâu.

SURIA LINK
Logo