Thời trang xanh đang trở thành xu hướng của thời đại. Cũng vì thế mà những chất liệu được cho là “bền vững” cũng ra đời ngày càng nhiều. Trong đó có chất liệu Bamboo. Vải bamboo là gì? Nó có thành phần ra sao? Tính năng và ưu nhược điểm của chất vải này như thế nào? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết ngày hôm nay của Thời trang mặc nhà Wow.
Vải Bamboo là gì?
Vải bamboo hay còn được gọi với tên là vải sợi tre là loại chất liệu vải nguồn gốc từ cây tre tự nhiên. Thành phần cellulose của tre sẽ được trộn thêm một số chất phụ gia để tạo ra cấu trúc vải bền và chắc.
Những người thợ lành nghề sẽ chọn những cây tre già, phần thân dài và đẹp nhất sau đó bóc tách, nghiền thành bột và thông qua quá trình kéo sợi, dệt để tạo ra vải Bamboo.
Người ta còn gọi vải Bamboo với một số cái tên khác như vải lanh tre, Vải sợi tre, tre rayon…
Chất liệu Bamboo là gì?
Nguồn gốc của vải Bamboo
Cây tre ngay từ xa xưa đã có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất giấy, vải… Năm 1881, thợ dệt trộn sợi tre cùng với len để giúp vải mềm hơn. Đây cũng là loại vải Bamboo đầu tiên trên thế giới.
Đại học Bắc Kinh Trung Quốc được cho là nơi đầu tiên ghi nhận quy trình tác sợi tre. vào năm 2000, các nhà nghiên cứu đã cho thêm một số chất dung môi và chất tẩy trắng để khiến cho vải bamboo không còn vết keo tre. Tấm vải Bamboo hiện đại, mềm mại cũng được ra đời.
Trước đó, vải sợi tre cũng đã xuất hiện và được sản xuất ở các nước Đông Á trong hàng ngàn năm. Ấn Độ hay Trung Quốc chính là những cái nôi đầu tiên. Vải tre có tính bền vững rất cao nên đã kích thích được việc trồng và sản xuất cây tre trên khắp thế giới.
Hiện nay chất vải này cũng được sản xuất ở nhiều nước khác trên thế giới và tạo ra được bước ngoặt mới trong làng thời trang.
Nguồn gốc của vải Bamboo
Xem thêm: Thổ cẩm là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải thổ cẩm
Phân loại vải Bamboo phổ biến trên thị trường
Vải viscose tre
Cũng giống như các loại vải visco khác, vải viscose tre cũng được làm từ bột gỗ tre. Loại vải này có khả năng giảm chi phí rất tốt nên được sản xuất với
Vải sợi tre kiểu lyocell
Tương tự như sợi viscose tre nhưng loại Vải sợi tre kiểu lyocell sẽ được sản xuất khép kín
Vải sợi tre mịn cơ học
Cuối cùng là sợi tre mịn sản xuất cơ học. Chúng chắc và bền nhưng lại mềm mại chứ không hề cứng hay thô ráp. Đây là loại vải sợi tre thực sự và được nhiều người yêu thích.
Sợi tre sau khi tẩy trắng và làm mềm
Quy trình sản xuất vải Bamboo
Bước 1: Thu hoạch tre
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất vải Bamboo là thu hoạch tre. Những cây tre đã trưởng thành, từ 2-4 năm tuổi sẽ được cắt xuống.
Chúng được mang đến nhà máy để xử lý. Tre sẽ được băm nhỏ thành các mảnh nhỏ để tiếp tục các bước sau.
Bước 2: Ngâm tre
Tre sau khi được băm nhỏ sẽ được ngăm trong enzim sinh học để lọc bỏ cellulose. Công đoạn này sẽ giúp các vụn tre được triệt để thành bột. Bột tre sẽ nhìn giống như những miếng bông ướt. Chúng nhão và có độ mềm.
Bước 3: Nghiền bột
Sau khi thành bột tre thì chúng sẽ được ngâm khoảng 3 giờ trong dung dịch Natri Hydroxit 15 – 20% với mức nhiệt 20 – 25 độ C để tạo thành Cellulose kiềm.
Tiếp theo, hỗn hợp này sẽ được ép và loại bỏ đi Natri Hydroxit, cho vào máy xay và để khô trong vòng 1 ngày.
Bước 4: Kéo sợi
Các sợi tre Xenlulo sẽ được ép bằng các đầu phun vào trong thùng chứa lớn. Trong thùng sẽ có dung dịch H2SO4 loãng để khiến sợi cứng, tạo thành Xenluloza. Tiếp theo chúng sẽ được kéo thành sợi bamboo và dệt thành vải.
Bước 5: Nhuộm màu
Bước nhuộm vải thường được sử dụng thuốc nhuộm hoạt tính vì có độ kiềm nhẹ nên sẽ hợp với sợi tre. Nếu độ kiềm quá cao sẽ làm phá vỡ cấu trúc sợi. Kiểm soát nghiêm ngặt sẽ giúp cho vải đươc nhuộm màu đẹp và chuẩn nhất.
Quy trình sản xuất vải Bamboo
Xem thêm: Vải lụa satin là gì? Những mẫu đồ bộ vải lụa satin cực đẹp tại Thời trang mặc nhà Wow
Ưu điểm của vải Bamboo
Thấm hút mồ hôi tốt
Theo nghiên cứu, vải bamboo có khả năng thấm hút tốt gấm 3-4 lần vải cotton thông thường. Chính vì thế mà chất liệu này thường được dùng để may đồ ngủ, đồ mặc nhà, đồ cho trẻ em hay đồ thể thao…
Khử mùi và kháng khuẩn
Chính bản Bamboo Kun của thân cây tre đã có khả năng khá khuẩn và chống nấm mốc nên vải bamboo cũng được đánh giá cao vè tính năng kháng khuẩn và khử mùi.
Chúng sẽ giúp người mặc luôn cảm thấy mát mẻ, thư thái, không có mùi cơ thể hay bị ngứa ngáy khi mặc.
Bảo vệ môi trường
Sợi Bamboo chính là loại sợi an toàn với môi trường số một trên thế giới hiện nay. Tre có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh và mạnh.
Sợi vải tre cũng có thể phân hủy 100% cùng khả năng tái tạo cực nhanh. Càng trồng nhiều tre thì lượng quang hợp càng tăng, cũng giúp chống lại hiệu ứng nhà kính.
Bảo vệ môi trường
Vải mềm và an toàn với da
Mọi người nhận xét vải tre mềm như lụa. Sợi tre cũng không trải qua quá trình xử lý hóa học nên cũng không làm kích ứng da. Vải rất an toàn và phù hợp với cả da nhạy cảm hay da mềm như trẻ em sơ sinh.
Chống tĩnh điện
Chất vải bamboo còn có khả năng chống tĩnh điện thông minh. Sử dụng làm quần áo mặc hàng ngày sẽ không bị dính vào da gây khó chịu hay mất thẩm mỹ.
Chống tia UV
Khả năng cản tia UV đến 98% nên bạn có thể dùng vải bamboo để may đồ chống nắng, áo khoác hay mũ, găng tay….
Khả năng điều hòa thân nhiệt
Các mặt cắt của sợi tre có khe hở siêu nhỏ từ đó tạo khả năng hút ẩm và thông thoáng. Tính năng này cũng sẽ giúp người mặc cảm thấy mát mẻ hơn so với mặc các loại vải khác.
Vải bamboo còn không bị nhăn. Ngoài ra còn một số ưu điểm khác như không xù lông, không có bụi vải và độ bền màu rất cao.
Khả năng điều hòa thân nhiệt
Xem thêm: Tơ visco là gì? Tất tần tật về chất liệu vải viscose
Nhược điểm của Vải Bamboo
Khó bảo quản
Nhược điểm đầu tiên của vải bamboo là chúng dễ bị co sau khi giặt. Tuy nhiên chúng sẽ bị co ít nên hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến kích thước và form dáng của bộ đồ.
Chúng cũng lâu khô hơn các loại vải khác.
Giá thành cao
Vì lý do vòng đời của cây tre rất dài, đến 4 năm cho 1 vòng đời nguyên liệu nên giá thành của vải bamboo cao hơn so với vải cotton.
Giá thành cao
Ứng dụng của chất liệu vải Bamboo trên thị trường
Lĩnh vực thời trang, quần áo
Do ưu điểm mềm mại, an toàn với da nên chất liệu bamboo được ứng dụng trong lĩnh vực thời trang rất nhiều. Những bộ quần áo mặc nhà, đồ bộ, áo phông, áo lót hay trang phục đồ sơ sinh…
Ngành may mặc cũng thích đồ vải bamboo bởi khả năng kháng khuẩn của nó.
Đồ bộ mặc nhà vải lanh tre Thời trang mặc nhà Wow
Xem thêm: Vải chiffon là gì? Ưu và nhược điểm của vải chiffon (vải voan)
Làm chăn ga gối
Ngoài lĩnh vực may mặc thì vải bamboo còn được ứng dụng để may chăn ga gối đệm… Cùng với tencel, bamboo cũng là chất vải chiếm lĩnh thị trường chăn ga.
Chúng có khả năng thấm hút cao, bền và mát mẻ. Ngoài ra chúng không bị phai màu và co rút nên được khách hàng cực yêu thích.
Làm chăn ga gối
Sản xuất đồ nội thất
Một số đồ trang trí nội thất cũng sử dụng vải bamboo như rèm cửa, khăn trải bàn, thảm….
Đồ y tế
Các loại khăn mặt, khăn tắm… cũng được dùng vải bamboo. Ngoài ra chất liệu này còn được dùng để sản xuất khẩu trang kháng khuẩn.
Xem thêm: Vải cashmere là gì? Cùng tìm hiểu về Cashmere – chất liệu của giới thượng lưu
Nhận biết vải bamboo như thế nào?
Để có thể nhận biết đâu là vải bamboo, bạn có thể thực hiện theo 3 cách sau:
- Cách 1: Dùng nước: đổ nước lên mặt vải, nếu là vải bamboo thì chúng sẽ thấm nước rất nhanh nhưng lại lâu khô.
- Cách 2: Đốt: Hãy đốt một mảnh vải nếu thấy hiện tượng lửa cháy êm, ngọn lửa lớn và có mùi giống mùi giấy đốt, tro không bị vón cục chính là vải Bamboo.
- Cách 3: Vò mạnh vải, nếu thấy nhăn nhiều thì là vải Bamboo.
Nhận biết vải bamboo như thế nào?
Hướng dẫn bảo quản vải Bamboo
- Với những bạn sử dụng trang phục hoặc chăn ga vải bamboo thì khi giặt nên chọn cách giặt nhẹ nhàng, nên giặt bằng nước ấm để tránh bị nhão vải.
- Là ủi ở nhiệt độ thấp
- Cất giữ ở nơi thoáng, tránh nơi ẩm thấp và có côn trùng.
Xem thêm: Vải gấm là gì? Các kiểu đầm vải gấm sang trọng cho quý cô 2023
Trên đây là những chia sẻ của Thời trang mặc nhà Wow.vn về chất liệu bamboo cũng như các cách phân loại, bảo quản chất liệu này. Cùng với vải tencel, Bamboo cũng ngày càng đi sâu vào tâm trí của người tiêu dùng và có vị thế không hề thấp.
Để có một môi trường sống lành lạnh, một thế giới thời trang xanh thì bạn đừng bỏ qua chất liệu Bamboo này nhé.
Những tin tức về thời trang được Suria Link tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet. Chúc bạn có những tips hay mới nhất về xu hướng thời trang hiện nay.