Tìm hiểu về vật liệu da PU

0

Vật liệu da PU được biết đến là một trong những loại vật liệu được ưu tiên sử dụng trong thiết kế thời trang, công nghiệp nội thất ô tô… Chúng đang được ứng dụng thay thế da thật theo các chính sách bảo vệ và bảo tồn động vật. Bên cạnh đó, da PU cũng sở hữu các ưu điểm: độ bền cao, đa dạng màu sắc, giá thành hợp lý cũng là nguyên nhân chính.

Vậy cụ thể da PU là vật liệu gì? tính chất của nó ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về loại vật liệu này qua bài viết dưới đây nhé!

Da PU là vật liệu gì?

Da PU hay còn gọi là da tổng hợp hay da nhân tạo. Vật liệu da PU được chế tạo từ gốc Polymer có tên đầy đủ là Polyurethane Synthetic Leather. Đây là loại vật liệu được làm từ polymer dẻo, 100% nhân tạo. Với nguồn gốc bắt nguồn từ Ý từ năm 1937 và được phát minh bởi nhà khoa học người Đức – Tiến sĩ Otto Bayer tại phòng thí nghiệm IG Farben, một chi nhánh của Bayer Corporation.

Da PU là vật liệu gì

Sau đó, da PU tiếp tục được nhà khoa học người Đức H.Staudinger phác thảo, chứng minh thực nghiệm và được đầu tư sản xuất tại Hòa Kỳ từ năm 1940. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, vật liệu da PU đã được ứng dụng làm vũ khí, đồ bảo hộ chống sặc khí. Đến năm 1960 bắt đầu được sử dụng làm đệm cho ghế ngồi, sản xuất đồ da…

Hiện nay, vật liệu da PU ngày càng được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp, thời trang… Ví dụ như sản xuất quần áo, túi xách, giày dép, làm vật liệu nội thất như đệm ghế ngồi ô tô, nội thất sofa… Với ưu điểm giá thành hợp lý độ bền cao, mềm mại, dễ bảo quản, chống thấm nước tốt và màu sắc sang trọng và hưởng ứng kêu gọi bảo tồn động vật nên vật liệu này đang rất được hoan nghênh.

Xem thêm:  Mua Xì gà Cuba ở đâu? Cách phân biệt hàng thật - giả

Tính chất của vật liệu da PU

  • Màu sắc đa dạng, mẫu vân đều, bền màu, đẹp, sang trọng, có thể pha trộn nhiều màu sắc với nhau theo nhu cầu của khách hàng.
  • Bề mặt trơn, nhẵn, mịn và sáng bóng hơn nên dễ dàng lau chùi, vệ sinh.
  • Thời gian sử dụng trung bình từ 1 -2 năm nếu sử dụng và bảo quản đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Giá thành hợp lý, so với vật liệu da thật cao cấp chỉ bằng ¼ mức giá nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí bền, đẹp.
  • Góp phần bảo vệ động vật, hạn chế tình trạng sử dụng các loại túi da thật từ da động vật.
  • Dễ dàng gia công, ép logo, chế tạo thành các sản phẩm khác nhau: quần áo, đệm ghế ngồi, giầy dép…
  • Có khả năng chống thấm nước tốt, hiệu quả.
  • Trọng lượng nhẹ hơn da thật nên được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực thời trang, may mặc.

Tính chất của vật liệu da PU

  • Dễ bị bong tróc nếu không bảo quản đúng cách, độ bền thấp hơn vật liệu da thật.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao vì khi đó vật liệu dễ bị nứt, vỡ.
  • Vật liệu da PU dễ bắt lửa và khó phân hủy.
  • Mỏng hơn vật liệu da thật và độ giữ ấm kém hơn.

Cách phân biệt vật liệu da PU và vật liệu da thật

Phân biệt vật liệu da PU và vật liệu da thật

Đặc điểm so sánh Vật liệu da PU Vật liệu da thật
Thành phần chế tạo Được tạo thành nhờ polymer dẻo, 100% nhân tạo. Được tạo ra từ 100% da động vật: cá sấu, trâu, cừu, bò…
Giá thành Rẻ, chỉ bằng ½ da thật Tương đối cao
Mùi Có mùi nhựa, mùi hóa học, mùi nặng hơn nhưng có khả năng bay đi sau  một thời gian sử dụng Có mùi gây của da động vật
Chống thấm nước Không thấm nước Khả năng thấm nước tốt
Độ dày Mỏng, không được giữ ấm tốt Dày nên khả năng giữ ấm cực tốt.
Bề mặt da Mềm mượt, dẻo, độ co giãn cao, các đoạn vân không tự nhiên Mềm mịn hoặc thô ráp, sáng bóng, vân nổi tự nhiên, bắt mắt, sang trọng. 
Trọng lượng Nhẹ Nặng
Lỗ thở của da Được sắp xếp theo những vị trí cố định Nằm ở những vị trí không cố định
Phần viền da Khi sờ vào có cảm giác bông mịn, mềm dẻo Khi sờ vào có cảm giác thô ráp.
Xem thêm:  Vật liệu kim loại

Ứng dụng của vật liệu da PU

Như đã phân tích ở trên, hiện nay vật liệu da PU đang được ứng dụng rất nhiều vào các ngành sản xuất. Với ưu điểm bền, đẹp, thoải mái, dễ dàng gia công, khối lượng nhẹ và giá thành rẻ, hợp lý phù hợp với kinh tế của đa dạng phân khúc khách hàng. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình:

Ứng dụng da PU bọc ghế sofa

  • Trong sản xuất các loại sổ tay có bìa da giúp tăng tính thẩm mỹ, sang trọng, độ bền.
  • Trong ngành thời trang phụ kiện, cụ thể là sản xuất các loại phụ kiện như ví da, thắt lưng da, đồng hồ, balo…
  • Trong sản xuất bọc  ghế ngồi ô tô, nệm ô tô giúp mang đến sự thoải mái, êm ái, thoáng khí.
  • Vật liệu da PU được dùng để bọc yên xe máy, xe đạp…
  • Được ứng dụng làm vật liệu xanh thân thiện với môi trường trong ngành nội thất như: bọc bàn ghế sofa, ghế massage…giúp tăng thẩm mỹ, sang trọng, độ bền đẹp.
  • Trong thiết kế thời trang, sản xuất các loại quần áo, áo khoác da giúp tăng tính thời thượng, sang trọng.

da tổng hợp hay da nhân tạo

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn về loại vật liệu này. Vậy đến đây, Bạn đã có đáp án cho vấn đề “da PU là vật liệu gì?”; “tính chất của vật liệu da nhân tạo ra sao?” và “cách phân biệt với vật liệu da thật như thế nào?” chưa. Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn về loại vật liệu này nhé!

Xem thêm:  Game bài đổi thưởng uy tín Sunwin35.com: uy tín đỉnh cao

>>Có thể Bạn quan tâm: Vật liệu nhựa tổng hợp POM | Vật liệu Urethane

Thông tin vật liệu được Suria Link tổng hợp từ internet, chỉ mang tính chất tham khảo và tìm thêm những kiến thức mới, chúng tôi không thực hiện mua bán.

Vũ Tiến Ngọc
Vũ Tiến Ngọc

Tôi là Vũ Tiến Ngọc, chủ công ty mua phế liệu Thịnh Phát. Công ty chúng tôi chuyên thu mua phế liệu các loại giá cao (đồng, nhôm, sắt thép, inox, hợp kim, chì, inox, nhựa, vải, giấy vụn, thùng phi, linh kiện điện tử, xe cũ, bình ắc quy cũ, xác nhà thép,...). Giá thu mua của Thịnh Phát luôn cao hơn các đơn vị khác 30%. Thu mua phế liệu tận nơi, hỗ trợ vận chuyển, thu gom, bốc xếp phế liệu miễn phí.

SURIA LINK
Logo