Việc sử dụng chất làm đầy để cải thiện ngoại hình đang trở nên ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, một số trường hợp đã gặp phải vấn đề đáng lo ngại khi tiêm filler gây tổn thương tới mô da. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử mô, trong đó mô da bị hủy hoại do việc tiêm filler sai cách, hay tiêm filler không chất lượng. Vậy cách nhận biết dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử là gì? Cùng tìm hiểu ngay.
1. Dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử
Tiêm filler được đánh giá là phương pháp làm đẹp khá là thịnh hành và được đánh giá khá an toàn đối với da. Tuy nhiên, phương pháp nào nếu không thực hiện đúng cách cũng sẽ gây ra hệ lụy.
Do đó, những dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử dưới đây bạn cần biết để kịp thời gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
1.1 Dấu hiệu tiêm filler hỏng ở mũi
Tiêm filler mũi để tạo dáng mũi cao và thon gọn. Tuy nhiên, vì mũi là vùng da nhạy cảm, việc tiêm filler mũi không chính xác hoặc được thực hiện bởi những bác sĩ không có chuyên môn cao có thể gây ra hoại tử sau khi áp dụng phương pháp này.
Dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử ở mũi:
- Mũi chảy dịch nhầy và filler tràn xuống cánh mũi, điều này làm mũi phồng lên và gây mất thẩm mỹ.
- Mụn, sưng tấy và thâm tím là dấu hiệu của hoại tử mô. Mặc dù đã áp dụng nhiều phương pháp khắc phục nhưng mũi vẫn không giảm và tình trạng sưng tấy càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Khi sử dụng filler kém chất lượng hoặc tiêm filler bị vón cục, sống mũi sẽ nhận thấy nhất. Nếu để tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến hoại tử mô.
- Khi tiêm filler với liều lượng quá cao, sống mũi có thể trở nên to và thô hơn.
1.2 Dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử ở cằm
Tiêm filler cằm giúp khắc phục khuyết điểm cằm lẹm hoặc cằm ngắn… giúp tạo gương mặt cân đối mà không cần phẫu thuật. Một số dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử ở cằm như sau:
- Cằm dẹt, phẳng, không còn nhô ra khiến cho gương mặt của bạn mất cân đối và thiếu tự nhiên.
- Vùng cằm và filler tách rời ra và không được kết nối với nhau. Điều này được cảm nhận rõ rệt khi bạn cười.
- Ngoài ra, một số chị em còn mắc phải trường hợp như da giãn mạch máu hay bị đỏ sau khi tiêm filler. Khi đi ra ngoài, làn da của bạn rất dễ bị rạn nắng, rát và dễ bị đen sạm.
1.3 Dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử môi
Tiêm filler môi là một phương pháp thẩm mỹ được sử dụng để cải thiện hình dáng và đầy đặn cho môi. Quá trình này có thể mang lại nhiều lợi ích và giúp tạo ra đôi môi quyến rũ và căng mọng.
Tuy nhiên, khi tiêm không đúng cách, hay chăm sóc môi không kỹ càng thì sẽ gây hoại tử môi và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, một số dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử ở môi như:
- Tình trạng môi sưng đỏ, bầm tím và đau rát.
- Xuất hiện những dịch nhờn màu vàng, môi xuất hiện mụn mủ trắng.
- Dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử ở môi là da bị thủng, thâm đen và bầm tím chỉ sau 3 – 5 ngày tiêm filler.
1.4 Dấu hiệu tiêm filler hỏng ở mắt
Nhiều chị em thực hiện tiêm filler làm đầy bọng mắt dưới hay nâng cao trán. Nếu như tiêm sai cách sẽ ảnh hưởng tới đôi mắt gây ra các dấu hiệu hoại tử sẽ xuất hiện ở mắt như:
- Vùng tiêm sẽ có tình trạng sưng đỏ, bầm tím và kéo dài mãi mà không hề giảm đi.
- Mắt sưng, đau đớn, bầm tím và nhiều trường hợp chảy dịch.
- Thị lực giảm đi rất nhiều và mắt bị đau.
1.5 Dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử ở má
Phương pháp tiêm filler má giúp khắc phục những khuyết điểm khuôn mặt như: má hóp, má lõm sâu, gò má cao, mặt gầy hốc hác… tạo khuôn mặt bầu bĩnh, phúc hậu và đáng yêu hơn.
Đây là phương pháp đòi hỏi tay nghề y bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm. Nếu không đúng cách sẽ dẫn đến cấu trúc da bị phá vỡ. Một số dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử ở má là:
- Vùng má chảy xệ, rãnh cười lộ sâu khiến gương mặt của bạn rất mất cân đối.
- Tiêm sai cách thì filler dễ bị vón cục và khiến má hóp vào.
- Khi cười thì vùng má của bạn bị đơ và nhìn rất mất tự nhiên.
Các tai biến có thể gặp khi tiêm filler – Bác sĩ Nhung.
2. Nguyên nhân tiêm filler bị hoại tử do đâu?
Có khá là nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tiêm filler bị hoại tử, nhưng chung quy lại sẽ có một số nguyên nhân gây ra tiêm filler bị hoại tử là:
2.1 Trình độ, tay nghề y bác sĩ chưa cao
Việc tiêm filler yêu cầu kỹ thuật và kỹ năng chuyên môn. Nếu không thực hiện đúng cách hoặc không đúng vị trí, có thể gây tổn thương đến mô mềm và dẫn đến hoại tử.
2.2 Sử dụng filler chất lượng kém
Nếu sử dụng những filler giá rẻ, không rõ nguồn gốc thì biến chứng ở mức độ nhẹ là dị ứng, mẩn đỏ. Nếu để lâu sẽ có nguy cơ nặng hơn như hoại tử, viêm nhiễm, chảy mủ.
2.3 Trang thiết bị kém chất lượng
Nếu dụng cụ và trang thiết bị không được vệ sinh sạch sẽ và không tuân thủ quy trình vệ sinh, hoặc thực hiện ở môi trường không đảm bảo vô trùng có thể gây nhiễm trùng và gây hại cho vùng da tiêm filler.
2.4 Chăm sóc da không đúng cách
Nếu bạn không chăm sóc da đúng cách, không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng các sản phẩm không phù hợp, có thể gây tổn thương cho da và làm mất đi kết quả làm đẹp sau tiêm filler.
3. Những cách khắc phục tiêm filler bị hoại tử
Khi phát hiện những dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử bạn cần phải làm theo những cách sau đây để kịp thời khắc phục:
Đến ngay địa chỉ thẩm mỹ uy tín để được chữa trị kịp thời: Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường bạn cần đến các cơ sở tiêm filler uy tín, để chuyên gia sẽ đánh giá và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp để phục hồi da và giảm thiểu tác động tiêu cực.
Lựa chọn filler chất lượng: Sử dụng filler chất lượng, được kiểm định của FDA sẽ giảm nguy cơ gặp phải filler kém chất lượng gây ra các vấn đề hoại tử.
Cơ sở làm đẹp uy tín: Lựa chọn địa chỉ làm đẹp uy tín và an toàn vẫn là điều quan trọng, bởi lựa chọn cơ sở làm đẹp là lựa chọn các y bác sĩ có kinh nghiệm và được hỗ trợ bởi công nghệ tiên tiến để đảm bảo quá trình tiêm filler được thực hiện chính xác và an toàn.
Chăm sóc da một cách kỹ càng sau khi tiêm filler: Sau tiêm da trở nên cực kỳ nhạy cảm. Do đó, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Điều này giúp bảo vệ da khỏi tác động tiêu cực và tăng cường quá trình phục hồi.
Thực hiện chế độ chăm sóc tại nhà bằng các phương pháp dưới đây:
- Vệ sinh vùng da tiêm filler thật sạch sẽ và nhẹ nhàng, rửa sạch da bằng nước muối sinh lý.
- Tránh những nơi có nhiệt độ cao, không tắm hơi, xông hơi sau khi tiêm filler.
- Sau khi tiêm, không nên massage hay tác động mạnh lên vùng da chứa chất đầy.
- Tránh ánh nắng mặt trực tiếp và hạn chế vận động mạnh như tập thể dục, nhảy dây hay chạy bộ, đạp xe…
- Không nên sử dụng mỹ phẩm và các chất tẩy trang có thể gây kích ứng hoặc làm mất hiệu quả của filler.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống sau khi tiêm sẽ giúp quá trình phục hồi nhanh là nên ăn uống với thực đơn dinh dưỡng khoa học.
- Rau củ quả sẽ là thực phẩm tốt cho làn da sau khi tiêm filler. Bạn nên bổ sung nên uống ngày 2 – 3 lít nước lọc tùy cân nặng, thể trạng từng người, rau xanh, các loại hoa quả và vitamin thường xuyên cho cơ thể.
- Đối với việc kiêng khem sau tiêm filler thì bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như đồ nếp, thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống,.. Vì đây đều là nhóm thực phẩm gây nên tình trạng kích ứng da, để lại sẹo thâm.
Những dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử như lời cảnh báo nguy hiểm bạn cần đến cơ sở tiêm filler uy tín để kịp thời kiểm tra và có phương pháp khắc phục. Nếu bạn cần giải đáp bất cứ thắc mắc nào hãy để lại thông tin liên hệ tại đây Suria Link sẽ hỗ trợ bạn nhanh nhất nhé!