Cách nhận biết dấu hiệu của ung thư vú

0

Phần 1. Hiểu biết về ngực

Hiểu rõ những thay đổi trong các nghiên cứu về tính hữu ích của việc tự khám ngực

Hiểu rõ những thay đổi trong các nghiên cứu về tính hữu ích của việc tự khám ngực

Trong quá khứ, phụ nữ được khuyến khích tự khám ngực (Breast Self-examination – BSE) hàng tháng. Tuy nhiên, vào năm 2009, sau khi một vài nghiên cứu được công bố, Lực lượng phòng bệnh Hoa Kỳ (US Preventive Services Task Force) khuyến nghị rằng phụ nữ không nên tự khám ngực của mình như trước đây. Các nghiên cứu chỉ ra rằng BSE không giúp làm giảm tỷ lệ tử vong hay tăng khả năng phát hiện ung thư vú sớm.

  • Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society) và Lực lượng phòng bệnh Hoa Kỳ đều cho rằng việc tự khám cần được phụ nữ thực hiện thật kỹ lưỡng và họ phải được thông báo về các mặt giới hạn của BSE. Điều quan trọng nhất là, hai tổ chức này nhấn mạnh rằng phụ nữ cần hiểu rõ đâu là đặc điểm bình thường của ngực.
  • Nói cách khác, BSE không thể thay thế việc khám từ bác sĩ để tìm ra các điểm bất thường của ngực. Tuy nhiên, BSE sẽ giúp bạn biết rõ hơn các đặc điểm bình thường của ngực và dùng đó để hỗ trợ bác sĩ tìm ra các điểm bất thường. Và bạn cần biết rằng BSE không thể thay thế việc khám ngực từ các chuyên gia.

Tự khám bằng mắt.

Tự khám bằng mắt

Bạn có thể làm việc này bất kỳ lúc nào, tuy nhiên thời điểm tốt nhất là sau giai đoạn kinh nguyệt, lúc đó ngực bạn sẽ bớt căng và sưng hơn. Hãy tự khám hàng tháng vào đúng một ngày nhất định. Bạn hãy ngồi trước gương và cởi trần. Nâng và hạ cánh tay và để ý xem mô ngực bạn có thay đổi về kích thước, hình dáng hay độ mềm không, tương tự với các khu vực quanh đó như vùng dưới cánh tay và nách. Các thay đổi có thể bao gồm:

  • Da bị lõm và nhàu giống như vỏ cam (hay còn gọi là peau d’orange).
  • Xuất hiện các vết đỏ hoặc tấy có vảy.
  • Ngực sưng hoặc mềm bất thường.
  • Đầu ti thay đổi bất thường như co lại, ngứa hoặc nổi đỏ.
  • Núm chảy dịch, có thể màu đỏ, vàng hoặc trong suốt.

Tự khám bằng tay

Tự khám bằng tay

Thời điểm tự khám tốt nhất nếu bạn đang còn trong kỳ đèn đỏ là khi ngực bạn ít mềm nhất, thường là vài ngày sau khi hết kỳ. Bạn có thể tự khám ở tư thế nằm, khi đó các mô ngực sẽ căng nhất và mỏng nhất, là lúc bạn dễ cảm nhận bằng tay nhất. Hoặc khi bạn tắm, khi đó xà bông và nước sẽ giúp tay bạn di chuyển trên ngực mượt mà hơn. Hãy làm theo các bước sau:

  • Nằm ngửa và đặt tay phải ra sau đầu. Dùng 3 ngón tay trái cảm nhận các mô ngực phải. Nhớ dùng cả ngón tay chứ đừng chỉ dùng đầu ngón thôi nhé.
  • Hãy dùng 3 lực ấn khác nhau để cảm nhận các mô ở ngực trên, ngực giữa và ấn mạnh hơn để cảm nhận mô ở thành ngực. Bạn nhớ ấn đủ 3 mức lực ở mỗi điểm nhé.
  • Hãy bắt đầu ở đường tưởng tượng nối hông bạn với vùng dưới cánh tay, di chuyển tay lên xuống để cảm nhận nhé. Tiếp theo, cảm nhận từ xương đòn và di chuyển xuống đến xương sườn. Di chuyển qua giữa cơ thể cho tới khi bạn chạm được xương ức. Việc khám toàn bộ ngực rất quan trọng, nên bạn hãy làm theo phương pháp khi tự khám nhé.
  • Sau đó, đặt tay trái ra sau đầu và lặp lại các bước trên với ngực trái.
  • Bạn cần nhớ là mô ngực của bạn sẽ chỉ kéo tới vùng gần nách thôi. Khu vực này còn được gọi là phần đuôi, và vẫn có khả năng bị khối u hoặc ung thử.

Làm quen với ngực bạn

Làm quen với ngực bạn

Hãy biết rõ ngực bạn trông và cảm giác như thế nào. Bạn hãy làm quen với cấu trúc, đường nét và kích thước của ngực mình. Khi đó, bạn sẽ trao đổi với bác sĩ dễ hơn khi ngực có những thay đổi khác thường.

  • Bạn có thể nhờ chồng mình hoặc người thân để ý các thay đổi của ngực bạn. Người đối diện sẽ thấy được các điểm bất thường từ góc nhìn khác mà bạn không thấy được.
Xem thêm:  Cách trị bệnh giun sán trong đường ruột

Hiểu rõ các yếu tố nguy hiểm

Hiểu rõ các yếu tố nguy hiểm

Một vài người sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người khác. Tất nhiên, không phải vì bạn có một vài đặc điểm kể trên mà bạn xác định sẽ bị ung thư vú; tuy nhiên, điều đó có nghĩa là bạn cần chú ý tới vùng ngực của mình hơn, cần phải đi khám ngực lâm sàng và làm xét nghiệm mammogram (chụp tia X ngực) thường xuyên hơn. Một số yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bao gồm:

  • Giới tính: phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú hơn nam giới.
  • Độ tuổi: tuổi càng cao nguy cơ mắc càng lớn. Hầu hết các bệnh nhân ung thư vú đều trên 45 tuổi.
  • Kinh nguyệt: nếu bạn bắt đầu có kinh từ trước 12 tuổi, hoặc mãn kinh khi trên 55 tuổi, nguy cơ mắc ung thư vú của bạn sẽ cao hơn.
  • Có thai và cho con bú: thai kỳ đầu hoặc khi bạn mang thai nhiều lần sẽ làm giảm khả năng bị ung thư vú của bạn, tương tự với việc cho con bú. Những phụ nữ không có con hoặc sinh con sau 30 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú khá cao.
  • Lối sống: béo phì, hút thuốc lá và uống rượu đều làm tăng nguy cơ bị ung thư vú.
  • Liệu pháp thay thế hormone (hormone replacement therapy – HRT): việc sử dụng liệu pháp này có thể gây ung thư vú. Tuy nhiên, các nguyên cứu vẫn còn tranh luận về vấn đề này khá thường xuyên, vậy nên tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về nguy cơ mắc của riêng bạn, cũng như là có giải pháp nào khác không.

Biết rõ bệnh sử của bản thân và người nhà

Biết rõ bệnh sử của bản thân và người nhà

Có các yếu tố liên quan đến bạn, gia đình và gen của bạn, bao gồm:

  • Bệnh sử cá nhân: nếu trước đây bạn đã từng được chuẩn đoán bị ung thư vú thì khả năng bệnh sẽ tái phát ở cùng ngực đó hoặc sang ngực bên kia.
  • Bệnh sử gia đình: bạn có khả năng bị ung thư vú nếu một hoặc vài thành viên trong gia đình bạn từng bị ung thư vú, buồng trứng, tử cung hoặc ruột kết. Nguy cơ bị của bạn sẽ tăng gấp đôi nếu người thân đó có mối quan hệ liền sát với bạn (mẹ, chị em gái, con gái).
  • Gen: thiếu hụt gen BRCA1 và BRCA 2 có thể tăng nguy cơ mắc ung thư vú của bạn lên rất nhiều. Bạn có thể liên hệ dịch vụ lập bản đồ gen để biết mình có đầy đủ các gen đó không. Nhìn chung thì khoảng 5-10% các trường hợp là do di truyền.

Phần 2. Nhận Biết Các Triệu Chứng Đặc Trưng

Các thay đổi về hình dáng và kích thước ngực

Các thay đổi về hình dáng và kích thước ngực

Vết sưng từ khối u hoặc nhiễm trùng có thể làm biến dạng hình dáng và kích thước của ngực. Sự biến đổi này chỉ thường xảy ra ở một bên ngực, nhưng trường hợp bị cả hai bên vẫn có.

Chú ý bất cứ dịch chảy bất thường nào từ đầu vú

Chú ý bất cứ dịch chảy bất thường nào từ đầu vú

Dịch sữa sẽ không chảy ra nếu bạn đang không trong giai đoạn cho con bú. Nên nếu đầu ti bạn chảy dịch, đặc biệt là nếu nó tự chảy mà không cần vắt, bạn hãy đi xét nghiệm ngay nhé.

Để ý các vết sưng

Để ý các vết sưng

Hãy nhìn tổng thể lại xem bạn có vết sưng nào ở xung quanh ngực, xương đòn hoặc vùng nách không. Ung thư vú dạng lây lan và dạng nặng có thể gây ra các vết sưng ở các khu vực này trước khi hình thành khối u trong bầu ngực.

Để ý các vết lõm ở ngực hoặc các biến đổi ở đầu vú

Để ý các vết lõm ở ngực hoặc các biến đổi ở đầu vú

Các khối u ở ngực, khu vực gần núm có thể khiến hình dáng bầu ngực thay đổi.

  • Trong một vài trường hợp, đầu ti có thể bị thụt vào hoặc trên ngực sẽ xuất hiện các vết lõm.

Báo với bác sĩ nếu da trở nên dày hơn, nổi đỏ, nóng ấm hoặc ngứa

Báo với bác sĩ nếu da trở nên dày hơn, nổi đỏ, nóng ấm hoặc ngứa

Ung thư vú dạng viêm tuy hiếm nhưng chính là một dạng viêm nhiễn của ung thư. Các triệu chứng của nó cũng tương tự như viêm ngực: ngực trở nên nóng ấm, ngứa hoặc nổi đỏ. Nếu kháng sinh không giúp bạn làm dịu viêm nhiễm, hãy tìm bác sĩ phẫu thuật ngực ngay lập tức.

Xem thêm:  Triệu chứng và dấu hiệu bệnh giang mai ở Nam và Nữ

Chú ý những cơn đau bất thường

Chú ý những cơn đau bất thường

Nếu bạn bị đau ở bầu ngực hoặc đầu vú mà không thể chữa được trong thời gian ngắn, bạn sẽ cần chăm sóc y tế đặc biệt. Việc bầu ngực đau bất thường là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc khối u. Tuy nhiên, thường thì đau ngực không có nghĩa là bạn bị ung thư.

  • Hãy nhớ rằng nếu bạn đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai, ngực bạn sẽ có những cơn đau tạm thời, khiến bạn cảm thấy khó chịu, và đó là do rối loạn hormone gây ra. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài và không liên quan gì tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn, hãy đi khám bác sĩ nhé.

Các dấu hiệu nhận biết ung thư vú

Các dấu hiệu nhận biết ung thư vú

Hãy nhớ, không phải bạn có những dấu hiệu này nghĩa là bạn bị ung thư vú. Nhưng đây là lý do để bạn đi khám bác sĩ để chuẩn đoán sâu hơn. Các dấu hiệu bao gồm:

  • Giảm câm.
  • Đau nhức xương.
  • Hơi thở ngắn.
  • Ung nhọt ở ngực: là những đốm đỏ, ngứa, đau và chảy mũ hoặc dịch ở ngực.

Phần 3. Xét Nghiệm Ung thư vú

Khám ngực lâm sàng

Khám ngực lâm sàng

Khi bạn đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm, hãy nhờ bác sĩ kiểm tra xem ngực bạn có những biến đổi hoặc khối u đáng ngờ nào không. Họ là những người đã được đào tạo để khám và biết cần khám gì. Đây là lí do vì sao bạn không nên bỏ qua phần khám này, mặc dù có thể bạn sẽ thấy ngại và không thoải mái như khi tự khám.

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra ngoại hình của ngực trước. Họ sẽ yêu cầu bạn đưa tay ra sau đầu rồi hạ tay ngang vai để kiểm tra hình dáng và kích thước ngực. Sau đó bạn sẽ được khám trực tiếp. Bạn sẽ được nằm lên bàn khám và bác sĩ sẽ dùng lòng ngón tay để kiểm tra toàn bộ ngực, bao gồm cả vùng nách và xương đòn. Việc khám sẽ diễn ra trong vài phút.
  • Nếu bạn thấy không thoải mái, bạn có thể nhờ y tá hoặc người thân ngồi gần đó trong lúc khám. Hầu hết các trường hợp thì bạn là nữ và gặp bác sĩ nam. Nên nếu cảm thấy lo lắng, hãy hít thật sâu và tự nhủ bản thân rằng đây là một bước cực kỳ quan trọng để kiểm tra sức khỏe của bạn.

Làm xét nghiệm mammogram

Làm xét nghiệm mammogram

Xét nghiệm mammogram là một xét nghiệm chụp X quang mức thấp, dùng để kiểm tra bầu ngực, và nó thường phát hiện ra các khối u trước khi bạn kịp cảm nhận. Hiệp Hội Ung Thư Vú Quốc Gia khuyến kích những phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên làm xét nghiệm mammogram mỗi một hoặc hai năm. Những phụ nữ dưới 40 nhưng mang các yếu tố gây ung thư vú nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tần suất làm mammogram. Kể cả khi bạn không có triệu chứng hay dấu hiệu nào thì cũng nên làm xét nghiệm mammogram mỗi vài năm khi khám sức khỏe.

  • Khi xét nghiệm mammogram, bạn sẽ đặt ngực lên một cái bệ và ngực sẽ bị ép bằng một tấm ép để làm phẳng bầu ngực, tấm ép này cũng giúp giữ yên ngực khi tia X quét qua. Bạn sẽ thấy ngực bị ép và thấy khó chịu, nhưng chỉ tạm thời thôi. Máy sẽ quét qua cả hai ngực nên bác sĩ X quang có thể so sánh hai bên ngực với nhau.
  • Thường là bác sĩ sẽ xem xét nguy cơ mắc khối u ung thư vú qua mammogram, nhưng xét nghiệm này còn có thể giúp phát hiện ra bệnh vôi hóa tuyến vú, u xơ tuyến vú và u nang tuyến vú.

Làm thêm xét nghiệm nếu phát hiện ra các khối u hoặc những thay đổi đáng ngờ ở vú

Làm thêm xét nghiệm nếu phát hiện ra các khối u hoặc những thay đổi đáng ngờ ở vú

Nếu bạn hoặc bác sĩ phát hiện ra khối u hay điểm nào đáng ngờ, như là đầu ti chảy dịch hoặc da nhăn nheo, bạn hãy làm thêm xét nghiệm chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân và để biết mình có bị ung thư vú không. Các xét nghiệm này bao gồm:

  • Quét mammogram: quét tia X để khám nghiệm khối u. Phương pháp này sẽ tốn nhiều thời gian hơn chụp mammogram thông thường vì bác sĩ cần nhiều hình ảnh hơn.
  • Siêu âm: dùng sóng siêu âm để ghi lại cấu trúc của ngực. Nhiều bài báo cáo ghi nhận rằng đây là phương pháp kết hợp với mammogram tốt nhất. Vì khá giản và không đi sâu vào, sóng siêu âm có thể đưa ra nhiều kết quả sai. Tuy nhiên, các hình ảnh ghi nhận được thường đóng vai trò hướng dẫn quan trọng cho kỹ thuật sinh thiết kim ở các khối u đáng ngờ.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): dùng từ trường để mô phỏng lại cấu trúc ngực. Bạn có thể chụp MRI nếu mammogram không loại trừ được các khối u. Kỹ thuật này cũng được khuyến nghị cho các phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao, như là những phụ nữ có người thân từng bị hoặc có gen ung thư vú.
Xem thêm:  Chia sẻ cách chữa đau đầu cực hiệu quả và đơn giản

Làm sinh thiết

Làm sinh thiết

Nếu mammogram và MRI phát hiện ra khối u, bác sĩ sẽ khuyên bạn làm thêm siêu âm để làm chỉ dẫn cho kim sinh thiết, giúp xác định dạng của tế bào khối u và xác định quá trình phẫu thuật hay hóa trị cần thiết để chữa ung thư. Khi làm sinh thiết, một mẩu mô ngực nhỏ sẽ được lấy ra từ khu vực đáng ngờ và đem khi xét nghiệm. Ở quá trình này, bác sĩ sẽ gây tê da bạn và mô sẽ được lấy ra từ một cây kim mũi to. Hầu hết các bệnh nhân làm sinh thiết đều có thể về nhà và không cần phải ở lại qua đêm trong bệnh viện. Chỉ khi bạn làm sinh thiết phẫu thuật (hay còn gọi là giải phẫu cắt khối u ở vú), bạn sẽ được gây tê cục bộ.

  • Sinh thiết là một bước quan trọng trước khi đưa ra quyết định điều trị vì nó giúp xác định tính chất của ung thư. Tuy là sinh thiết trông khá đáng sợ, nhưng bạn cần phải biết được mô nào của vú bị ung thư để có giải pháp điều trị thích hợp. Phát hiện ung thư vú càng sớm thì tỷ lệ sống sót sẽ càng cao.
  • Điều đáng mừng là 80% phụ nữ làm sinh thiết KHÔNG BỊ ung thư vú.

Chờ kết quả

Chờ kết quả

Thời gian chờ kết quả sinh thiết và ảnh chụp sẽ khá mệt mỏi và căng thẳng. Và mỗi người có mỗi cách giải tỏa khác nhau. Có người thì tham gia các hoạt động vui nhộn để phân tâm. Có người thì đọc thêm về ung thư vú và tìm hiểu các phương pháp chữa trị nếu không may kết quả dương tính. Có người thì dành thời gian để chiêm nghiệm lại cuộc sống của mình và nhìn nhận lại các khả năng và các mối quan hệ của mình.

  • Hãy tập thể dục và ăn uống lành mạnh để giữ tinh thần và năng lượng dồi dào nhé. Bạn có thể tìm lời khuyên và sự hỗ trợ từ bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp cũng rơi vào tình trạng giống bạn, cũng như là những người có thể giúp bạn nhìn rõ hơn vấn đề để đưa ra giải pháp.
  • Nếu bạn cảm thấy bị ám ảnh, cảm thấy quá sức, hoặc âu sầu vì sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của bạn đang có nguy cơ bị nguy hiểm, bạn nên để người chăm sóc sức khỏe của mình biết. Việc liên lạc với các chuyên gia hoặc nhà tư vấn tâm lý để trao đổi về những cảm xúc của bạn rất quan trọng trong khi chờ đợi kết quả chuẩn đoán.

Kết luận

Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho chính mình, nếu như bạn lo lắng về ung thư vú đó là nhận thức rõ các dấu hiệu có thể xảy ra.

Hãy tự tin chia sẻ tình hình sức khỏe với bác sĩ và ngày cả gia đình của bạn. Hãy chú ý sức khỏe tổng thể với chế độ dinh dưỡng tốt, hoạt động thường xuyên và kiểm soát căng thẳng để giảm các nguy cơ mắc bệnh. Suria Link chúc các bạn luôn có nhiều sức khỏe!

suria
suria

Tạp chí SURIA LINK nơi chia sẻ những kiến thức làm đẹp và chăm sóc gia đình tốt nhất hiện nay. Mọi thông tin đều được đóng góp từ các chuyên gia trong từng lĩnh vực trong từng ngành nghề

SURIA LINK
Logo