Sẹo thâm ở chân không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ mà còn khiến bạn mất tự tin khi mặc trang phục lộ chân. Vậy làm sao để trị thâm chân? Cùng xem ngay những cách trị sẹo thâm ở chân dưới đây sẽ giúp ích cho bạn!
1. Nguyên nhân gây sẹo thâm ở chân
Trước khi tìm hiểu những cách điều trị sẹo, chúng ta cần biết được những nguyên nhân gây nên các vết sẹo, thâm ở chân. Vết thâm ở chân xuất hiện khi vùng da bị tổn thương nhưng lại không được xử lý kịp thời và đúng cách.
Khi đó bề mặt của vùng da bị tổn thương không được che chắn mà tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và kết hợp với các yếu tố môi trường khác. Từ đó các hắc sắc tố melanin sẽ được sản sinh nhằm bảo vệ da, thế nên vô tình khiến vùng da này gặp phải tình trạng thâm.
Dưới đây là một số tác nhân phổ biến, thường gây nên sẹo thâm ở chân của nhiều người:
- Vết mổ phẫu thuật
- Muỗi đốt, côn trùng cắn
- Tai nạn
- Bỏng bô xe.
- Da bị trầy xước, chảy máu.
- Bệnh thủy đậu, ghẻ lở.
Không chỉ vậy, những nguyên nhân gây nên vết thâm sẹo ở chân còn khá nhiều, tuy nhiên sẹo đều có đặc điểm chung là sợi đàn hồi và Collagen mới sẽ dần trở nên lì hơn, cứng và sẫm màu theo thời gian. Vì vậy, bạn cần tìm cách trị sẹo thâm ở chân càng sớm càng tốt trước khi sẹo trở nên chai cứng hơn.
2. Vì sao các vết thương ở chân thường để lại thâm sẹo?
Các vết thương ở chân trong quá trình phục hồi, lên da non sẽ gây ngứa ngáy khó chịu, nhiều người thường có thói quen gãi lên vùng da này.
Tuy nhiên, khi bạn càng gãi sẽ sinh ra cảm giác ngứa nhiều hơn. Đồng thời, hành động gãi được thực hiện thường xuyên thì nguy cơ “lây lan” những vết thương này sang các vùng da xung quanh ngày càng cao hơn.
Bên cạnh đó việc dùng lực quá mạnh, cụ thể là móng tay khi gãi sẽ làm cho bề mặt da bị trầy xước, chảy máu, các liên kết collagen và elastin bị đứt gãy, khiến cho làn da mất đi độ đàn hồi từ đó để lại sẹo. Các vết sẹo này sau khi tiếp xúc trực tiếp với các tia UVA/UVB sẽ kích thích làn da sản sinh hắc tố melanin và để lại những vết thâm sẹo kém thẩm mỹ.
3. Cách trị thâm chân tại nhà đơn giản, hiệu quả
Điều trị thâm sẹo khi mới hình thành sẽ dễ hơn và đem lại hiệu quả cao hơn so với các vết sẹo lâu năm. Vì thế, bạn hãy tham khảo 4 cách trị sẹo thâm ở chân dưới đây để sớm ngày khôi phục lại làn da đều màu và mịn màng:
3.1 Bắt đầu trị sẹo ngay khi chúng xuất hiện
Khi vết thương trên da đã phục hồi lại hoàn toàn, mô sẹo sẽ có màu hồng hoặc nâu nhạt. Lúc này bạn cần thoa các loại kem hoặc thuốc trị sẹo để ngăn ngừa nguy cơ tăng sắc tố.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mẹo trị sẹo thâm ở chân từ dân gian là bôi nghệ tươi 2 – 3 lần/ ngày để làm mờ mảng da tối màu. Bạn sẽ nhận thấy hiệu quả cải thiện khi áp dụng đều đặn trong khoảng 2 tuần.
Nếu bạn không chú ý chữa sẹo ngay từ sớm, thời gian càng lâu thì sẽ càng khó điều trị và hiệu quả cũng không cao, tốn nhiều công sức và tiền bạc.
3.2 Tẩy tế bào chết thường xuyên tại vùng da bị sẹo
Tẩy tế bào chết ở chân giúp loại bỏ các mảng tế bào sừng, cùng có thể loại bỏ tế bào sắc tố và góp phần giúp làn da sáng mịn hơn. Đồng thời, các lớp tế bào mới sẽ được sản sinh nhiều hơn, thay thế cho vùng da thô cứng và tối màu.
Lưu ý, bạn nên thực hiện tẩy da chết ở vùng sẹo khi vết thương đã lành hoàn toàn, các mô liên kết đã ổn định. Bạn cũng không nên dùng lực chà xát quá mạnh khiến cho các lớp da non bị tổn thương như trầy xước và bong tróc.
Bạn nên ưu tiên sử dụng sản phẩm tẩy da bằng các nguyên liệu thiên nhiên lành tính như bột yến mạch,mật ong cám gạo, đường nâu,… với tần suất khoảng 2 lần/ tuần, mỗi lần cách nhau 3 – 4 ngày.
3.3 Thoa kem chống nắng giúp hết thâm chân
Vết sẹo mới khá nhạy cảm và còn yếu, rất dễ bị thâm nếu gặp ánh nắng mặt trời. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần che chắn và thoa kem chống nắng quanh vết sẹo để bảo vệ làn da khi ra ngoài, giúp kết quả điều trị thâm chân được tốt hơn.
Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng cho vết sẹo thâm ở chân:
- Chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên, SPF 30+ hoặc 50+.
- Nên thoa kem trước khi ra ít nhất 30 phút.
- Chỉ nên sử dụng lượng kem vừa đủ, không bôi quá nhiều sẽ khiến da bí bách và dễ gây nổi mụn.
3.4 Cách massage chân làm mờ sẹo thâm chân
Massage chân rất tốt cho quá trình lưu thông máu, kích thích sự bài tiết melanin và tăng độ đàn hồi cho làn da. Các mô sợi ở vùng sẹo cũng dần trở nên mềm mại, hạn chế nguy cơ tăng sinh thành sẹo lồi.
Bạn chỉ cần dùng đầu ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng, thực hiện 10 – 15 phút mỗi ngày để nhận thấy sự cải thiện.
Cách massage chân làm mờ sẹo thâm chân | Mai Vân Trang
4. Các cách trị thâm chân bằng nguyên liệu tự nhiên
Trị thâm chân vô cùng cần thiết để bạn cải thiện nhanh chóng những vết thâm kém thẩm mỹ ở chân, lấy lại làn da đều màu và mịn màng. Trong dân gian có khá nhiều bài phương pháp từ thiên nhiên có khả năng làm mờ vết thâm đen trên chân khá hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà và tiết kiệm chi phí hơn. Dưới đây là một số cách trị sẹo thâm ở chân hiệu quả bạn cần biết:
4.1 Trị sẹo thâm ở chân bằng dầu vitamin E
Vitamin E là một trong những thành phần rất phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da được nhiều chị em tin tưởng sử dụng trong quá trình làm đẹp. Ngoài tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da và các vết thương nhanh phục hồi thì vitamin E còn có công hiệu cực kỳ tốt trong việc xóa mờ, giảm sẹo thâm ở chân.
Cách thực hiện: Dùng dầu của viên vitamin E bôi trực tiếp lên vết sẹo thâm với tần suất từ 3 – 4 lần trong 1 ngày để tăng tính hiệu quả cho việc điều trị.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung vitamin E vào cơ thể bằng các thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin E dồi dào vào thực đơn ăn uống hằng ngày như xoài, bông cải xanh, cà chua,…
>> Xem thêm: Xoá sẹo thâm ở chân bao nhiêu tiền? Bảng giá cập nhật 2023
4.2 Cách làm mờ sẹo thâm bằng bơ ca cao
Có thể ít người biết rằng sự kết hợp của bơ ca cao sẽ giúp làm giảm sự xuất hiện của các vết sẹo bằng cách dưỡng ẩm và làm mềm lớp sừng bên ngoài, từ đó làm mịn bề mặt da. Bạn có thể dùng bơ ca cao nguyên chất hoặc sản phẩm kem dưỡng da có chứa bơ ca cao đều hiệu quả, hãy thoa lên vùng da bị sẹo 2 – 4 lần/ngày.
4.3 Cách làm mờ sẹo thâm ở chân bằng nước cốt chanh
Nhiều ý kiến cho rằng nước chanh có thể làm giảm sự xuất hiện của các vết sẹo. Nó có hiệu quả như một chất tẩy trắng để làm mờ dần các vết thâm, đồng thời tẩy tế bào chết, giúp tái tạo da. Tuy vậy, cũng có những đánh giá trái chiều cho rằng nước chanh gây khô và bào mòn da, vì thế nó không được nhiều bác sĩ da liễu khuyên dùng.
Nếu cảm thấy nước chanh nguyên chất có thể gây tổn thương cho da, bạn có thể pha loãng nó với nước hoặc kết hợp cùng dưa leo.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Vắt lấy nước cốt chanh.
- Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da chân thị thâm, sau đó lau khô nước.
- Bước 3: Thoa đều nước cốt chanh (hoặc nước chanh pha loãng) đã chuẩn bị lên vùng da bị sẹo thâm sau đó massage nhẹ nhàng.
- Bước 4: Giữ yên nước cốt chanh trên da để nó khô tự nhiên trong khoảng 10 phút sau đó rửa lại vùng da đó bằng nước sạch.
4.4 Cách làm hết thâm chân bằng nha đam
Nha đam có đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn tuyệt vời nên thường được sử dụng làm nguyên liệu để chăm sóc da, trong đó có điều trị sẹo thâm ở chân hiệu quả. Nó làm dịu da, tái tạo da, khiến vết sẹo thâm trên chân mờ đi nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá nha đam, bỏ phần vỏ bên ngoài để lấy gel và ruột nha đam ở bên trong.
- Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da chân bị sẹo thâm. Sau đó thoa trực tiếp gel nha đam đều lên vùng da bị thâm, kết hợp massage nhẹ nhàng.
- Bước 3: Giữ yên trên da trong khoảng 10- 20 phút rồi sau đó rửa sạch lại với nước.
4.5 Dùng dầu ô liu để trị sẹo thâm ở chân
Dầu ô liu Extra Virgin với mức độ axit cao hơn các loại dầu ô liu khác, lại chứa hàm lượng vitamin E và K dồi dào. Nó có tác dụng làm mềm và dưỡng ẩm cho da, loại bỏ tế bào da chết, từ đó làm mờ thâm sẹo và giúp làn da mềm mịn hơn.
Cách thực hiện:
- Bạn thoa đều dầu ô liu lên vùng da sẹo sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, massage nhẹ nhàng để dưỡng chất dễ dàng thẩm vào da.
- Có thể nâng cao hiệu quả của dầu ô liu bằng cách kết hợp nó với nước hoa hồng, hoa cúc hoặc dầu calendula. Các thành phần này khi được thêm vào sẽ làm tăng đặc tính làm dịu của dầu ô liu.
>> Xem thêm: 12 cách trị thâm gối và khuỷu tay tại nhà nhanh nhất
4.6 Nghệ chữa vết thâm ở chân
Từ lâu nghệ đã là một nguyên liệu làm mờ sẹo, chăm sóc da trong Đông y cổ truyền. Bạn cũng có thể dễ dàng thấy nguyên liệu này trong các sản phẩm dưỡng da, ngăn ngừa và điều trị sẹo trên thị trường hiện nay.
Với hàm lượng dồi dào của hoạt chất Curcumin trong nghệ sẽ có khả năng tái tạo làn da, kích thích đào thải hắc tố melanin ra bên ngoài. Đồng thời, nghệ còn sử dụng rất đơn giản, an toàn với làn da, không gây kích ứng da khi sử dụng thường xuyên.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Giã nhuyễn củ nghệ tươi để lấy phần nước cốt.
- Bước 2: Dùng nước cốt nghệ bôi lên vùng da cần trị sẹo, massage nhẹ nhàng và giữ yên trong 10 phút thì vệ sinh lại với nước mát.
- Bước 3: Vệ sinh sạch da với nước mát.
5. Các cách trị thâm chân thẩm mỹ
Nếu tình trạng thâm sẹo ở chân còn mới và nhẹ thì bạn có thể áp dụng những cách trị thâm chân bằng nguyên liệu thiên nhiên đã gợi ý ở trên. Tuy nhiên, vẫn còn các phương pháp khác, đặc biệt với trường hợp thâm sẹo nghiêm trọng và lâu năm, bạn có thể tham khảo những phương pháp dưới đây:
5.1 Làm mờ sẹo thâm ở chân bằng sản phẩm không kê đơn
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem và gel dùng làm mờ sẹo thâm ở chân rất tốt, đặc biệt là với những vết sẹo mới hình thành. Chúng hoạt động bằng cách làm mềm và mịn màng các vết sẹo, kết quả thấy rõ trong vòng 3 – 6 tháng.
Một giải pháp khác là thoa kem tẩy trắng. Thành phần hydroquinone sẽ làm giảm sự xuất hiện của sẹo thâm, các vết thâm sẹo sẽ ngày càng sáng hơn, khiến chúng dần tiệp màu với các vùng da chân khác.
5.2 Trị sẹo thâm ở chân bằng thuốc kê đơn
Trong trường hợp sử dụng các thuốc không kê đơn không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể sử dụng các thuốc kê đơn để làm mờ các sẹo thâm ở chân. Các loại thuốc thường được sử dụng điển hình như:
- Hydroquinone: là chất làm trắng sáng da hiệu quả. Nồng độ hợp lý để sử dụng từ 2 – 10% tùy tình trạng vết thâm. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng hydroquinone trong thời gian dài vì nó có thể gây ra tình trạng sạm da. Thông thường, mỗi đợt điều trị thâm chân lâu năm tối đa sẽ trong khoảng 6 tháng.
- Retinoids: là hoạt chất có công dụng tái tạo da, hạn chế hình thành nên sẹo thâm. Một số hoạt chất thường gặp là retinol, adapalene, tretinoin. Để tránh tình trạng kích ứng da, bạn nên sử dụng từ nồng độ thấp đến cao theo hướng dẫn của bác sĩ.
5.3 Trị thâm chân bằng thủ thuật thẩm mỹ
Dermabrasion: là phương pháp loại bỏ tế bào chết cho da, giúp loại bỏ các lớp da trên cùng và xung quanh vết sẹo. Một vài tuần sau khi thực hiện, lớp da mới sẽ dần hình thành, làm giảm sắc tố của sẹo thâm.
Dermabrasion thường được áp dụng cho các trường hợp sẹo thâm sau mụn và các vết sẹo khác trên khuôn mặt. Khi được áp dụng cho thâm sẹo ở da chân, nó đòi hỏi sự tinh tế của bác sĩ, bởi vì da chân rất mỏng nên nếu thực hiện không đúng cách sẽ gây tổn thương cho da.
Laser: Có chế hoạt động của phương pháp này là các tia laser sẽ đốt cháy các mô sẹo, kích thích tế bào da mới phát triển để thay thế lớp da cũ. Ưu điểm của phương pháp này là tia laser có thể tác động vào chính xác vết sẹo, do đó sẽ không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh. Tuy vậy, chi phí của dịch vụ này đến vài triệu đồng nên tổn kém hơn các cách khác.
6. Địa chỉ Spa trị thâm chân lâu năm uy tín tại TPHCM
Việc điều trị thâm chân tại nhà sẽ tốn nhiều thời gian và có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn. Trong khi đó, laser trị thâm sẽ khắc phục những nhược điểm của các phương pháp dân gian tại nhà. Đây là phương pháp điều trị thâm ở chân hiện đại và phổ biến nhất hiện nay, được nhiều thẩm mỹ viện ứng dụng và nhiều khách hàng đánh giá cao.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả cao chỉ khi bạn lựa chọn thực hiện tại các thẩm mỹ viện uy tín, trang thiết bị công nghệ tiên tiến và đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm.
Suria Link được thành lập vào năm 2016, là địa chỉ làm đẹp uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam với hệ thống 14 cơ sở trải dài khắp cả nước. Linh Anh sở hữu đội ngũ bác sĩ và chuyên gia đầu ngành, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại và xây dựng quy trình làm việc chuyên nghiệp, tận tâm. Các dịch vụ trị thâm hàng đầu tại Linh Anh có thể kể đến là: trị thâm nách, trị quầng thâm mắt, trị thâm mông…
6.1 Quy trình trị sẹo thâm chân bằng Laser Toning tại Linh Anh
Toàn bộ quy trình thực hiện laser trị thâm tại Linh Anh sẽ được thực hiện khoa học và đáp ứng tiêu chuẩn an toàn từ Bộ Y tế. Trước khi tiến hành dịch vụ, khách hàng sẽ được các bác sĩ thăm khám, soi da và tư vấn liệu trình điều trị phù hợp với từng cá nhân.
Sau đó, bạn sẽ được tiếp tục điều trị theo quy trình cụ thể như dưới đây:
- Bước 1: Tẩy tế bào chết toàn bộ vùng chân có vết thâm.
- Bước 2: Lau lại bằng nước sạch.
- Bước 3: Ủ tê trong vòng 15 phút và lau lại bằng nước sạch.
- Bước 4: Sát khuẩn.
- Bước 5: Tiến hành đi laser trị thâm chân.
- Bước 6: Đắp mặt nạ làm dịu và dưỡng da.
- Bước 7: Hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà và sắp xếp lịch tái khám.
6.2 Ưu điểm khi điều trị thâm chân tại TMV Quốc tế Linh Anh
Khi sử dụng dịch vụ laser trị thâm chân tại Linh Anh, khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu điểm nổi bật như sau:
- Hiệu quả vượt trội: Công nghệ laser sẽ tác động vào sâu bên trong cấu trúc da để phá vỡ và đào thải các hắc sắc tố melanin gây thâm. Bên cạnh đó, laser trị thâm chân còn kích thích tăng sinh collagen vùng điều trị, nhờ đó khôi phục các mô da bị tổn thương hiệu quả.
- Không gian làm đẹp sang trọng: Mỗi cơ sở có tổng diện tích lên tới 1200m2, được thiết kế theo lối kiến trúc mở, toàn bộ nội thất nhập khẩu châu Âu, mang đến không gian làm đẹp hiện đại – độc đáo – ấn tượng.
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm: Đội ngũ bác sĩ – chuyên gia đầu ngành, giỏi chuyên môn, vững tay nghề, từng tu nghiệp tại nước ngoài và có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành thẩm mỹ.
- Trang thiết bị hiện đại: Đội ngũ bác sĩ – chuyên gia đầu ngành, giỏi chuyên môn, vững tay nghề, từng tu nghiệp tại nước ngoài và có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành thẩm mỹ.
- Điểm đến nâng tầm nhan sắc: Địa chỉ làm đẹp yêu thích của hơn 30 nghệ sĩ nổi tiếng, 50.000 doanh nhân – chính khách và 5 triệu phụ nữ Việt.
Trên đây là một số cách trị sẹo thâm ở chân hiệu quả và an toàn. Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, bạn hiểu về kích thước và mức độ sẹo thâm để có lựa chọn phù hợp. Sẹo thâm ở chân hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn biết cách chăm sóc vết thương đúng cách.