Say nắng, say nóng là gì? Học ngay cách chữa say nắng hiệu quả, đơn giản

0

Bước vào thời điểm nắng nóng, nhất là những tháng hè với nhiệt độ có thể cao đến gần 50 độ ở ngoài đường thì các bệnh như say nắng, say nóng hay bị cháy da,… xảy ra rất nhiều. Nguyên nhân gây say nắng là gì? Triệu chứng say nắng ra sao? Có những cách gì để phòng ngừa mắc say nắng? Nếu như đã bị rồi thì cách xử lý khi bị say nắng như thế nào? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết của Thời trang mặc nhà Wow.

Say nắng là gì? Nguyên nhân gây say nắng

Say nắng có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu không được chữa hay giảm nhiệt độ kịp thời thậm chí còn có thể gây ra tử vong. Vậy say nắng hay say nóng là gì? Để có thể giải thích được khái niệm này, các bạn cần biết được cơ thể con người có thể chịu được nhiệt độ như thế nào.

Say nắng là gì?

Có thể hiểu đơn giản say nắng chính là khi nhiệt độ cơ thể của chúng ta tăng cao hơn mức bình thường. Thường là trên 40 độ C. Khi đó, cơ thể sẽ bị mất kiểm soát về nhiệt độ. Đồng thời các hệ thống cơ quan khác cũng bị rối loạn chức năng. 

say nắng

Say nắng là gì?

Ví dụ như hệ hô hấp cảm thấy tức ngực và khó thở. Hệ thần kinh hay hệ tuần hoàn không hoạt động, bạn có thể bị ngất hoặc bị co giật,… Tình trạng này thường xảy ra khi bạn hoạt động quá mức hay khi bạn ở dưới trời nắng, nhiệt độ cao quá lâu. Khi bị say nắng thường các bạn sẽ còn bị thêm cả say nóng.

Xem thêm: Tìm hiểu về tia UV: những tác hại của tia cực tím là gì?

Say nóng là gì?

Vậy say nóng là gì? Khi nhiệt độ môi trường xung quanh tăng lên và duy trì ở mức độ cao làm nhiệt độ cơ thể của bạn cũng tăng cao. Chúng gây ra các biến chứng cực nguy hiểm cho hệ thần kinh trung ương của bạn. Làm chúng bị mất kiểm soát, nghiêm trọng hơn làm bạn bị say nắng hay bị sốc nhiệt.

say nắng

Say nóng là gì?

Nguyên nhân gây ra tình trạng say nắng, say nóng

Có những nguyên nhân gì gây ra hiện tượng say nắng? Một số nguyên nhân thường thấy nhất có thể kể đến như:

  • Không khí lưu thông bị kém làm bạn thấy bí bức
  • Trời nắng nóng nhưng bạn không bù đủ nước cho cơ thể
  • Bị ánh nắng chiếu trực tiếp trong thời gian dài
  • Khi tia nắng chiếu thẳng vào gáy hay vào cổ của bạn, chúng khiến cho trung tâm điều hoà thân hiện của bạn sẽ bị rối loạn. Sau đó gây ra tình trạng mất nước, tiếp đó bạn sẽ thấy mệt mỏi, chóng mặt và khó thở.
  • Một số trường hợp khác như làm việc ở những nơi điều kiện môi trường khắc nghiệt như trong các hầm lò, ở lâu trong những căn phòng kín, các công việc trên cao,… Nói chung khi nhiệt lượng trong cơ thể của bạn toả ra lớn hơn nhiều so với hấp thụ thì sẽ gây ra say nắng, say nóng.
Xem thêm:  Màu hồng đào là màu gì? Top 5 thỏi son màu hồng đào đẹp, cách phối đồ màu hồng đào

say nắng

Nguyên nhân gây ra tình trạng say nắng, say nóng

Triệu chứng, biểu hiện khi bị say nắng, say nóng

Giải thích theo một cách khoa học thì hiện tượng say nắng là thân nhiệt của bạn bị tăng lên, mất nước và không được bù kịp thời. Khi thân nhiệt của bạn tăng thì cơ thể sẽ có phản ứng là tiết mồ hôi để tự làm giảm thân nhiệt. Nhưng khi mồ hôi tiết ra nhiều quá khiến cho cơ thể của bạn bị mất nước nhiều. 

Nếu không bù nước kịp thời sẽ làm hệ hô hấp bị suy yếu, làm bạn thấy khó thở. Khi đó hệ tuần hoàn cũng không thể cung cấp đủ máu đi khắp các cơ quan khác trong cơ thể, gây truỵ tim. Thậm chí chất điện giải trong cơ thể của bạn bị rối loạn còn có thể dẫn đến tử vong.

Một số biểu hiện thường thấy của hiện tượng say nắng là tim đập nhanh, thở gấp và dồn dập, trống ngực hồi hộp rồi bạn sẽ thấy mệt mỏi. Sau đó có thể bạn sẽ còn thấy hoa mắt chóng mặt, bị nhức đầu. 

Các chi trên cơ thể cảm thấy rã rời và mỏi, hiện tượng khó thở sẽ tăng dần theo thời gian nếu bạn không được sơ cứu kịp thời. Bị chuột rút, nguy hiểm hơn sẽ bị ngất, hiện tượng hôn mê sâu, truỵ tim, nghiêm trọng nhất là tử vong.

say nắng

Triệu chứng, biểu hiện khi bị say nắng, say nóng

Xem thêm: Ra nắng bao lâu thì bị đen? Da sau khi bị cháy nắng có trắng lại được không?

Cách xử lý khi bị say nắng, say nóng

Say nắng nên làm gì? Đây chính là thắc mắc của rất nhiều người mỗi khi mùa hè đến. Từ cách nhận biết bên trên, bạn sẽ cần học thêm cách sơ cứu để giúp những người đang bị say nắng cảm thấy dễ chịu hơn. Bị say nắng uống gì, ăn gì để khỏi bệnh? Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm ngay bạn nhé.

  • Bước 1: Tất nhiên, các bạn ngoài thực hiện những bước sơ cứu cơ bản thì việc đầu tiên là gọi ngay 115 để các nhân viên y tế đến cấp cứu kịp thời cho người bệnh. Hoặc các bạn cũng có thể đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất nếu thuận lợi.
  • Bước 2: Trong khi chờ đợi những nhân viên y tế đến, các bạn cần phải thực hiện những sơ cứu đầu tiên cho bệnh nhân. Đây là điều cực quan trọng, quyết định rất lớn đến khả năng bình phục cũng như tình trạng bệnh của nạn nhân. Hãy đưa họ đến nơi râm mát, ví dụ như trong nhà, dưới mái hiên hoặc dưới bóng cây… để có thể giảm thân nhiệt của bệnh nhân một cách nhanh nhất.
  • Bước 3: Có rất nhiều cách để giảm thân nhiệt của bệnh nhân. Một số biện pháp đơn giản các bạn có thể làm là:
    • Cởi bỏ bớt quần áo hay các trang phục khác của nạn nhân.
    • Uống nước mát, các bạn có thể pha thêm muối để cho người bệnh uống.
    • Thực hiện chườm lạnh ở những nơi động mạnh lớn bằng khăn hoặc nước đá. Một số vị trí như cổ, bẹn hay ở nách.
    • Xịt mát cho cơ thể, thực hiện ngoài da bằng phun sương hay các loại khăn,…
    • Các bạn cũng có thể giúp người bệnh bù nước bằng cách cho họ uống điện giải hoặc nước mát.
  • Bước 4: Kiểm tra nhiệt độ thân nhiệt của nạn nhân bằng nhiệt kế thường xuyên để ổn định nó
  • Bước 5: Tiếp theo, các bạn cần biết tình trạng của nạn nhân là tỉnh táo hay đã bất tỉnh, không rõ,… để có những điều trị cụ thể hơn.
    • Với những người bị nhẹ, thần kinh còn tỉnh táo, chỉ thấy chóng mặt và hơi mệt thì có thể giúp họ bổ sung nước và điện giải. Sau đó ngồi nghỉ ngơi một thời gian.
    • Nếu như nạn nhân bắt đầu có dấu hiện lơ mơ, không còn tỉnh táo thì lập tức gọi cấp cứu.
    • Với những bệnh nhân đã bị hôn mê và mất tỉnh táo thì cần thận trọng vì họ đang bị rất nặng. Nếu không cấp cứu kịp thời thậm chí còn có thể gây tử vong. Các bệnh nhân nếu có biểu hiện nôn, sốt cao hay không thể uống được nước thì phải nhanh chóng đưa đi bệnh viện. Nếu như còn kèm thêm các triệu chứng đau ngực hay khó thở thì cần làm hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân. Khi đến các cơ sở y tế, họ sẽ có thêm các loại thuốc hỗ trợ. Ví dụ như sốt thì có thể dùng paracetamol để hạ sốt, nếu có co giật thì dùng thuốc chống co giật,… Thậm chí nếu nghiêm trọng hơn, nạn nhân không thể tự thở được thì còn cần phải đặt ống thở và thở bằng máy.
Xem thêm:  20 công thức tắm trắng tại nhà cho nàng HIỆU QUẢ - BẬT TÔNG NGAY

say nắng

Cách xử lý khi bị say nắng, say nóng

Xem thêm: Đi xe ô tô có phải mặc áo chống nắng không? Chọn áo chống nắng thương hiệu nào?

Các cách chống say nắng đơn giản cần biết

Vậy để tránh gặp phải các triệu chứng của say nắng, các bạn cần có những biện pháp để ngăn ngừa nó. Việc đơn giản và dễ dàng nhất chính là tránh tiếp xúc hoặc ở dưới trời nắng nóng quá lâu. Nếu như bạn làm những công việc ngoài trời và không thể tránh được điều này thì hãy trang bị cho mình những đồ chống nắng như áo chống nắng, mũ, găng tay hay khẩu trang,… 

Tuy nhiên cũng không vì mặc đồ chống nắng mà bạn có thể ở lâu ngoài nắng đâu nhé. Tốt nhất nên vào nơi râm mát, thoáng gió để nghỉ ngơi sau một thời gian. Đặc biệt với những người phải làm việc trên cao hay ở những nơi nhỏ hẹp, bí bức thì càng nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

say nắng

Nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc

Những bạn chỉ tiếp xúc với nắng nóng quá lâu thì có thể sử dụng những bộ váy áo chống nắng đơn giản. Nên kiểm tra cả khả năng chống tia UV của các phụ kiện chống nắng này xem có đảm bảo hay không. Bởi hiện trên thị trường có rất nhiều những bộ áo chống nắng không có tác dụng chống UV. Khi mặc ngoài làm bạn càng thấy nóng và bí thì không được tác dụng gì. Nên nhớ chống nắng không đồng nghĩa với vải dày. Những công nghệ hiện đại đã có thể cho ra những bộ áo chống nắng mỏng nhẹ nhưng vẫn có khả năng cản tia UV và bảo vệ làn da cực hiệu quả và thông minh.

Xem thêm:  10 Cách phối đồ với chân váy dài thanh lịch cho các nàng công sở

say nắng

Chọn áo chống nắng phù hợp

Áo chống nắng Thời trang mặc nhà Wow được sử dụng chất vải thun lạnh công nghệ Aircool đến từ Nhật Bản nên có trọng lượng cực nhẹ. Vải mỏng giúp bạn cảm thấy thoáng mát, thư thái nhưng khả năng chống UV hay chỉ số UPF của áo vẫn ở mức cao nhất là 50, ngăn 97% tia UV. Đây là con số đã được kiểm định nghiêm ngặt bởi Viện dệt may Việt Nam.

Ngoài ra, áo chống nắng của Thời trang mặc nhà Wow còn có thiết kế thông minh, tiện lợi. Tích hợp cả mặt nạ che, mũ chống nắng và găng tay chống nắng. Thiết kế phần lưới thông hơi đối xứng giúp bạn cảm thấy mát mẻ khi di chuyển, thậm chí đứng yên cũng rất thoải mái.

Bạn nếu chưa có một chiếc áo chống nắng của Thời trang mặc nhà Wow thì rất đáng tiếc đó. Giá sản phẩm đang có ưu đãi, tặng kèm khẩu trang chống nắng 3 lớp. Mua ngay tại đây bạn nhé.

say nắng

Choàng chống nắng Thời trang mặc nhà Wow cao cấp

Xem thêm: Áo chống nắng màu nào chống nắng tốt ? Chọn màu sáng hay màu tối?

Khi thời tiết trở nên cực đoan, các bạn cần trang bị cho mình không chỉ là những đồ vật có thể tránh nắng nóng mà còn phải trang bị cho mình cả những kiến thức về các căn bệnh liên quan đến nắng nóng. Không những có thể giúp cho bạn trong trường hợp không may xảy ra mà còn có thể giúp đỡ những người khác khi họ chẳng may bị say nắng. 

Hi vọng những chia sẻ bên trên của Thời trang mặc nhà Wow thật sự có thể giúp ích cho bạn khi xử trí hiện tượng say nắng, say nóng. Nếu còn thắc mắc, đừng ngại liên hệ hoặc để lại bình luận bên dưới để được tư vấn nhanh nhất bạn nhé.

Những tin tức về thời trang được Suria Link tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet. Chúc bạn có những tips hay mới nhất về xu hướng thời trang hiện nay.

Trần Phương My
Trần Phương My

Là người yêu cái đẹp và sự hoàn hảo - Trần Phương My sưu tầm và luôn tìm tòi sáng tạo ra những xu hướng thời trang và tips thời trang mới nhất dành cho bạn. Phương My hiện đang tư vấn về xu hướng thời trang và làm đẹp tại Thời Trang Mặc Nhà Wow

SURIA LINK
Logo