Cách tính vật liệu xây nhà

0

Trong công tác xây dựng nhà có rất nhiều khâu quan trọng như thiết kế bản vẽ, chọn vị trí… trong đó có tính vật liệu xây nhà. Mục đích giúp kiểm soát được chi phí để đảm bảo quá trình xây dựng đúng kế hoạch, đạt yêu cầu và diễn ra suôn sẻ. Vậy tụ thể cách tính vật liệu xây nhà như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao cần tính vật liệu xây nhà?

Việc tính vật liệu xây nhà được xem là bước quan trọng trong công tác xây dựng công trình. Vì những nó không chỉ liên quan đến chi phí mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền vững và chất lượng của ngôi nhà. Cụ thể:

  • Giúp gia chủ kiểm soát được chi phí đầu tư cho công trình là bao nhiêu để chủ động trong nguồn tài chính.
  • Giúp kiểm soát được chất lượng công trình theo đúng kế hoạch, tiến độ và chi phí đặt ra.
  • Giúp tiết kiệm được vật liệu xây dựng, đặt mua được đúng số lượng cho phép tránh lãng phí.
  • Đảm bảo độ bền, kết cấu của người nhà và đảm bảo nguồn cung cấp vật liệu chất lượng.
  • Tránh được tình trạng thất thoát vật liệu tối đa trong quá trình xây dựng công trình.
  • Tiết kiệm thời gian, công sức, mang đến thành quả  như mong đợi.

Cách tính vật liệu xây nhà

Cách tính vật liệu xây nhà

Tính vật liệu xây nhà theo diện tích

Đây là một trong những cách được nhiều đơn vị nhà thầu áp dụng nhiều nhất vì giúp hạn chế được tình trạng đẩy giá vật liệu lên cao. Cụ thể công thức tính như sau:

Tính vật liệu xây nhà theo diện tích

Diện tích sàn nhà cần xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + các diện tích khác.

Trong đó:

  • Diện tích sàn sử dụng: là khoảng diện tích có mái tính 100% (bê tông cốt thép, ngói đóng trần, tôn, ngói dưới là sàn bằng vật liệu bê tông cốt thép – trên lợp mái, ô cầu thang, giếng trời… bất cứ chỗ nào lợp mái).
  • Diện tích khác: sẽ có cách tính cụ thể như sau:
Xem thêm:  Xe ba gác chuyển nhà ở TPHCM uy tín, tiết kiệm

Đối với móng, bể nước, bể phốt, dầm giằng và hố ga:

  • Móng đơn bằng 20 – 25% diện tích tầng trệt
  • Móng cọc tính 30 – 40% diện tích tầng trệt, hầm phân hố ga bê tông cốt thép, móng cọc nền bê tông cốt thép và dầm giằng tính 50 – 70% diện tích tầng trệt
  • Móng bè, móng băng tính 40 – 60% diện tích tầng trệt

Đối với tầng hầm, sẽ được tính so với code vỉa hè:

  • Độ sâu từ 1 – 1.5m tính 150% diện tích
  • Độ sâu từ 1.5 – 2m tính 170% diện tích
  • Độ sâu lớn hơn 2m tính 200% diện tích

Phần mái và sân thượng

  • Nếu có mái che tính 75% diện tích sàn
  • Không có mái che tính 50% diện tích sàn
  • Có dàn lam bê tông, trang trí tính 75% diện tích sàn
  • Có giàn hoa, lát nền, xây tường bao cao 1m sẽ tùy vào độ phức tạp mà tính 75 – 100% diện tích sàn.
  • Nếu lát nền, xây tường bao cao 1m tính 50% diện tích sàn.
  • Có mái láng, chống thấm xây cao từ 20 – 30cm tính 15% diện tích sàn; mái chống nóng xây cao tính 30 – 50% diện tích sàn.
  • Mái tôn nhà tầng tính 75% diện tích sàn.
  • Mái ngói bên dưới có trần giả sẽ tính 100% diện tích sàn chéo theo mái, nếu mái đổ bê tông rồi lợp thêm ngói tính 150 – 175% diện tích sàn chéo theo mái, mái ngói trần thạch cao tính 125% diện tích sàn.

Đối với một số diện tích thành phần khác

  • Diện tích giếng trời tính 30 – 50% diện tích ô thang. Đối với các ô trống trong nhà, nếu có diện tích nhỏ hơn 8m2 tính 100% diện tích sàn, lớn hơn 8m2 tính 50% diện tích sàn
  • Diện tích bảng thang tính theo mặt bằng chiếu của bản thang
  • Diện tích của bể phốt, bể nước tính 75% diện tích một sàn theo đơn giá xây thô, hoặc theo diện tích phủ bì của bể.
  • Lô gia tính 100% diện tích sàn.
Xem thêm:  Vật liệu Acrylic – Mica

Tính vật liệu xây dựng theo móng nhà

Cách tính vật liệu xây nhà căn cứ từ móng nhà dựa trên tiêu chuẩn kết cấu liên kết giữa móng và các bộ phận xây dựng khác. Móng nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kết cấu của một ngôi nhà vì ảnh hưởng đến độ bền vững, chắc chắn. Do đó, cách tính vật liệu xây dựng theo móng nhà sẽ phức tạp hơn vì cần tính toán theo từng loại móng sử dụng. Cụ thể:

  • Móng đơn: Được tính toán bao gồm trong đơn giá thi công
  • Móng bằng một phương: 50% x diện tích của tầng 1 x đơn giá tính phần thô
  • Móng bằng hai phương: 70% x diện tích của tầng 1 x đơn giá tính phần thô
  • Móng cọc (ép tải): 250.000/m x số cọc x chiều dài của cọc + nhân công ép cọc + Hệ số đào móng:0.2 x (diện tích của tầng 1 + diện tích của sân) x đơn giá của phần thô
  • Móng cọc (khoan nhồi): 450.000/m x số cọc x chiều dài của cọc + Hệ số đào móng:0.2 x diện (tích của tầng 1 + diện tích của sân)  x đơn giá tính phần thô

Tính vật liệu xây dựng theo móng nhà

Q/C: Tuấn Hưng Phát cung cấp các thiết bị van – vật tư đường ống – phụ kiện đường ống chính hãng, đầy đủ giấy tờ CO, CQ. Đơn Vị sở hữu kho hàng 1,2 nghìn mét vuông, có thể đảm bảo chủ động về nguồn hàng có sẵn trong nước đáp ứng được hầu hết nhu cầu của thị trường trong nước. Một số sản phẩm mũi nhọn được lập kế hoạch lưu trữ hàng hóa: Van bướm, van bi, van cổng, van 1 chiều,…; các thiết bị đo lường như đồng hồ nước, đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ,…; các thiết bị phụ kiện đường ống: tê, cút, kép, khớp nối mềm chống rung, mặt bích,… Quý Vị có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline để nhận hỗ trợ tư vấn.

Tính toán vật liệu xây nhà theo tường gạch

Thông thường ở miền Bắc và miền Nam phần tường gạch sẽ được thiết kế độ dày cùng kích thước khác nhau. Vì vậy, khi tính vật liệu xây nhà cũng cần dựa trên thị hiếu, truyền thống xây dựng ở địa phương. Cụ thể miền Bắc sẽ là tường 10, chiều dày 110mm và tường 20, chiều dày 220mm. Loại gạch xây dựng cho tường này có kích cỡ 6.5 x 10.5 x 22 cm. 

Xem thêm:  Tìm hiểu về vật liệu dẫn từ

Tính toán vật liệu xây nhà theo tường gạch

Còn ở miền Nam sẽ là tường 10, chiều dày 100mm và tường 20, chiều dày 200mm; loại gạch có 2 kích cỡ 4 x 8 x 19 cm hoặc 8 x 8 19cm. Do đó để tính được tổng số lượng gạch cho 1 bức tường cần áp dụng công thức:

Chu vi bức tường = (Chiều dài + chiều rộng ) x 2

Tổng viên gạch = (Chu vi x chiều cao) – (diện tích cửa đứng + diện tích cửa sổ)

Từ con số tổng viên gạch cho 1 bức tường chúng ta sẽ tính được tổng viện gạch có một ngôi nhà bằng cách nhân với số bức tường. Theo đó dựa vào con số này bạn cũng sẽ tính toán được vật liệu gạch sẽ dùng để xây nhà là một con số cụ thể. Tuy nhiên cần lưu ý tùy thuộc vào bề dày tường, loại gạch và kích thước viên gạch sẽ có định mức hao phí nhất định.

Tóm lại, mỗi công trình xây dựng nhà ở sẽ khác nhau về diện tích, kiến trúc, chi phí, loại gạch… Chính vì thế, những cách tính vật liệu xây dựng trên đây của chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích giúp bạn có thêm hiểu biết về vấn đề này.

Thông tin vật liệu được Suria Link tổng hợp từ internet, chỉ mang tính chất tham khảo và tìm thêm những kiến thức mới, chúng tôi không thực hiện mua bán.

Vũ Tiến Ngọc
Vũ Tiến Ngọc

Tôi là Vũ Tiến Ngọc, chủ công ty mua phế liệu Thịnh Phát. Công ty chúng tôi chuyên thu mua phế liệu các loại giá cao (đồng, nhôm, sắt thép, inox, hợp kim, chì, inox, nhựa, vải, giấy vụn, thùng phi, linh kiện điện tử, xe cũ, bình ắc quy cũ, xác nhà thép,...). Giá thu mua của Thịnh Phát luôn cao hơn các đơn vị khác 30%. Thu mua phế liệu tận nơi, hỗ trợ vận chuyển, thu gom, bốc xếp phế liệu miễn phí.

SURIA LINK
Logo