Tiêm filler môi đang là trào lưu được phái đẹp ưa chuộng với những ưu điểm vượt trội như an toàn, lành tính, nhanh chóng,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại về câu hỏi tiêm filler môi giữ được bao lâu?. Bài viết này sẽ cung cấp những bí quyết hữu ích giúp giữ filler lâu tan.
1. Tiêm filler môi là gì?
Tiêm filler môi là một phương pháp đưa hợp chất làm đầy sinh học (acid hyaluronic) vào môi. Hợp chất này tương thích và tạo thành môi giúp tăng kích thước môi. Các bác sĩ sẽ điều chỉnh dáng môi sao cho phù hợp với mong muốn của khách hàng.
Phương pháp này giúp cải thiện những khuyết điểm như miệng lệch, khẩu hình không cân đối, di chứng hở hàm ếch và di chứng do thẩm mỹ.
2. Công nghệ tiêm filler môi có an toàn không?
Acid Hyaluronic là hợp chất tương thích 99% với da và 96 – 97% với mao mạch và cơ. Hợp chất rất bền, khó bị thủy phân, không gây độc hại tới các mô. Chưa dừng ở đó, Hyaluronic Acid đều được tinh lọc/khử trùng nhiều bước trước khi sử dụng.
Ngoài ra, Hyaluronic Acid sẽ tiêu đi và thải ra ngoài thông qua đường bài tiết sau một thời gian ngắn. Hyaluronic Acid không sinh cặn, gây suy giảm chức năng bất kỳ bộ phận nào. Vì vậy, tiêm filler môi được đánh giá khá an toàn, lành tính.
3. Tiêm filler môi giữ được bao lâu?
Làm đẹp là quá trình tốn thời gian, tiền bạc và công sức. Vì vậy, các chị em phụ nữ luôn mong muốn thành quả được duy trì lâu dài. Tiêm filler môi giữ được bao lâu là câu hỏi được phái đẹp quan tâm khi tìm hiểu về phương pháp làm đẹp này.
Theo các chuyên gia, thời gian trung bình filler môi lưu giữ là 8 tháng – 1,5 năm. Thành phần của filler từ từ được đào thải khỏi cơ thể một cách tự nhiên, kích thước môi sẽ quay trở về ban đầu. Lúc này, các chị em phụ nữ có thể lựa chọn tiếp tục tiêm filler môi hoặc sử dụng một phương pháp làm đẹp khác.
>> Xem thêm: Tiêm môi giá bao nhiêu? Tiêm filler môi 1cc bao nhiêu tiền?
4. Thời gian duy trì filler trên môi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Tiêm filler môi giữ được bao lâu được quyết định bởi nhiều yếu tố, bạn có thể tham khảo dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé.
4.1. Cơ địa của mỗi người
Đối với cơ địa dễ sưng viêm, filler sẽ có thời gian làm môi mềm hơn từ 3 đến 5 ngày, Nếu tình trạng sưng viêm kéo dài quá 5 ngày, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất được chẩn đoán và điều trị.
Tùy thuộc vào thể trạng, dinh dưỡng và cách chăm sóc môi, thời gian filler giữ trên môi của môi người có thể khác nhau
4.2. Chất lượng filler môi
Chất lượng filler là một trong những yếu tố quyết định thời gian lưu giữ trên môi. Hiện tại, thị trường làm đẹp xuất hiện nhiều loại filler khác nhau.
Trong đó, không ít loại filler có chất lượng kém an toàn, dễ gây ra các biện chứng trên môi. Thời gian lưu giữ chỉ sau 3 đến 6 tháng. Thậm chí, loại filler kém chất lượng còn khiến môi chùng nhão, nhăn nheo, xỉn màu kém quyến rũ.
Ngược lại, các loại filler chất lượng cao thường tỉ lệ thuận với độ tinh khiết, không gây kích ứng và lành tính. Với các loại filler chất lượng cao, thời gian lâu tan và hiệu quả sẽ kéo dài hơn.
4.3. Kỹ thuật tiêm của chuyên viên
Các bác sĩ có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao sẽ giúp kết quả điều chỉnh dáng môi đẹp nhất, tránh biến chứng xấu như sưng viêm, tê liệt.
Đối với bác sĩ tay nghề non kém, kỹ thuật tiêm thiếu chuẩn xác khiến môi sưng viêm và chất filler tan đi rất nhanh.
Vì vậy, chị em phụ nữ cần chú ý lựa chọn các địa điểm làm đẹp uy tín cùng đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm.
4.4. Nhiệt độ môi trường
Nhiều chị em không biết rằng nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến thời gian duy trì filler trên môi. Các chuyên gia làm đẹp khuyên rằng cần hạn chế xông hơi, rửa mặt với nước ấm, ăn đồ cay nóng hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Thay vào đó, chị em nên chườm đá lạnh để duy trì sự tồn tại lâu dài của filler. Sử dụng khẩu trang để che chắn đôi môi trước ánh nắng nhé.
>> Xem thêm: Tiêm Filler môi cherry là gì? 6 dáng môi đẹp & quyến rũ nhất năm
5. Tiêm filler môi có thể gặp những nguy cơ nào?
Bên cạnh việc tìm hiểu về thông tin tiêm filler môi giữ được bao lâu, các bạn cần cần biết về những nguy cơ của phương pháp này.
5.1. Vùng môi bị biến dạng
Biến dạng môi là biến chứng thường gặp nhất sau khi tiêm filler. Vùng môi bị biến dạng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ và xuất hiện dịch mủ, các ổ viêm.
Nguyên nhân biến chứng tiêm filler môi bị biến dạng thường gặp có thể kể đến như chất lượng filler kém, sử dụng nhiều filler với tốc độ tiêm quá nhanh, kỹ thuật tiêm không đúng cách,…
5.2. Dị ứng khi tiêm filler môi
Acid Hyaluronic là hợp chất lành tính và có độ an toàn cao đối với cơ thể. Tuy nhiên, không ít trường hợp tiêm filler môi vẫn xuất hiện tình trạng dị ứng. Phần lớn đều xuất phát từ chất lượng filler không đảm bảo gây dị ứng với người sử dụng
5.3. Nhiễm trùng do tiêm filler môi
Nhiễm trùng mang đến những hậu quả nghiêm trọng khi ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Sử dụng filler môi kém chất lượng tại các địa điểm làm đẹp không uy tín là nguyên nhân của phần lớn trường hợp nhiễm trùng môi. Trong trường hợp xấu nhất, cần thực hiện nạo vét toàn bộ filler ra khỏi môi để chữa trị.
6. Bí quyết để giữ môi tiêm filler lâu tan mà vẫn an toàn?
Dưới đây là những phương pháp giúp filler lâu tan trên môi, bạn có thể tham khảo để thực hiện nhé.
6.1. Không sử dụng chất kích thích
Trong các chất kích thích, rượu bia và thuốc lá thường có thành phần nguyên nhân phá vỡ kết cấu và tác dụng filler bên trong môi. Sau khi tiêm filler, bạn nên hạn chế không sử dụng các chất này thường xuyên trong vòng 2 tuần đầu.
6.2. Hạn chế cử động môi
Cử động môi thường xuyên dẫn đến tốc độ filler tan ra nhanh hơn. Để giữ môi căng mọng, bạn cần hạn chế nhau kẹo cao su và dùng tay chạm lên môi.
>> Xem thêm: Tiêm môi trái tim là gì? Những dáng môi hot trend
6.3. Hạn chế xông hơi, massage
Ít ai biết rằng xông hơi có thể khiến filler tan đi nhanh chóng. Nhiệt độ xông hơi khá cao ảnh hưởng trực tiếp đến filler. Vì vậy, bạn cần hạn chế xông hơi và massage sau khi tiêm filler.
6.4.Tránh để môi tiếp xúc với nhiệt độ cao
Lời khuyên dành cho những bạn tiêm filler môi là che chắn kĩ trước ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ cao của thời tiết cũng ảnh hưởng đến thời gian lâu tan của filler. Bạn cũng nên hạn chế ăn, uống các loại thực phẩm quá nóng.
6.5. Bổ sung vitamin và uống nhiều nước
Uống nhiều nước sau khi tiêm filler rất có lợi cho quá trình phục hồi, giúp cho filler mau chóng thích ứng với cơ thể. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm các vitamin A,C,E có trong rau củ quả giúp đôi môi căng mọng, filler ổn định và duy trì kết quả lâu hơn.
Mong rằng qua bài viết này bạn đã tìm được câu trả lời cho “tiêm filler môi giữ được bao lâu?”