40 cây trồng đuổi muỗi côn trùng trong nhà hiệu quả mùi thơm dễ chịu

0

Vì sao cây trồng đuổi muỗi được?

Phân tử mùi tỏa ra từ các loại cây cảnh tác động mạnh và khiến cho hệ thống định vị của loài muỗi bị mất phương hướng không thể xác định vật chủ để đốt/hút máu ở nơi nào. Chính vì vậy nên ruồi muỗi kiến hay côn trùng rất ghét mùi cay nồng tỏa ra từ cây trồng trong gia đình. Khi thấy không thể kiếm ăn được, chúng sẽ rời bỏ và không dám bén mảng gần nhà bạn nữa. Đó cũng là lý do mà bạn cần trồng một vài cây đuổi muỗi trong nhà, trong phòng ngủ, phòng khách hay khu vực ban công vừa hiệu quả lại có tác dụng để thư giãn và cả thêm gia vị cho bữa ăn thêm thơm thơm nữa.

Vì sao cây trồng đuổi muỗi được

1. Cách đuổi muỗi bằng cây hương thảo

Loài thực vật có nguồn gốc từ Châu Âu này không những đóng vai trò cây cảnh mà còn là một loại gia vị trong chế biến thức ăn. Bên cạnh đó, ít người biết đây cũng là một loài cây trồng đuổi muỗi và diệt côn trùng rất hữu hiệu. Bạn có thể trồng một chậu hương thảo nhỏ trong phòng ngủ, phòng khách, hoặc đặt tại ban công, cửa sổ, muỗi sẽ tuyệt nhiên không bao giờ bén mảng lại gần!

Cách đuổi muỗi bằng cây hương thảo

2. Đuổi muỗi bằng cây sả như thế nào

Sả chắc hẳn là một gia vị rất quen thuộc đối với các bà nội trợ. Thế nhưng loài thực vật cũng là một trong những loại cây trồng đuổi muỗi tốt nhất nữa đó. Mùi hương từ tinh dầu của sả giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu, nhưng lại khiến cho lũ muỗi khó khăn trong việc xác định vị trí của con người để tấn công. Loài cây này cũng rất dễ trồng, bạn tưới nước cho chúng khoảng 3 lần/tuần là được. Ngoài sử dụng các cây đuổi muỗi này còn cách nào khác? tham khảo thêm các cách xua đuổi côn trùng trong nhà này nhé.

Đuổi muỗi bằng cây sả như thế nào

3. Cây hoa oải hương (hoa lavender) đuổi muỗi

Cây oải hương thường được xem là kẻ thù và là loại “thuốc xịt muỗi” đáng sợ với loài muỗi. Loài hoa này có nguồn gốc từ Pháp, sở hữu hương thơm nhẹ nhàng, tạo cho bạn cảm giác thoải mái và dễ chịu. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng giúp an thần, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn. Và hoa oải hương cũng đồng thời là kẻ thù của muỗi, nơi nào có hoa oải hương thì muỗi và các loại côn trùng gây hại tuyệt đối sẽ không dám đến gần. Một bình hoa oải hương đặt trong phòng ngủ sẽ là cách đuổi muỗi an toàn và hiệu quả. Hoặc trong bài 23 thuốc xịt chống muỗi an toàn cho trẻ nhỏ, bà bầu cũng có loại tinh dầu thơm thơm bạn có thể tham khảo nhé.

Cây hoa oải hương (hoa lavender) đuổi muỗi

4. Cây trồng đuổi muỗi ngũ gia bì

Đây là một loại thực vật an toàn và tự nhiên với mùi thơm dịu nhẹ. Trong trang trí nhà cửa, ngũ gia bì thường được sử dụng làm cây trồng trong nhà hoặc dùng trang trí cho văn phòng, bàn làm việc. Ít ai biết rằng, cây ngũ gia bì còn là vị thuốc quý giúp chữa các căn bệnh như đau nhức xương khớp, đau bụng, suy nhược thần kinh… Có một lưu ý nhỏ là cây sẽ hấp thụ oxy và thải ra khí CO2 vào buổi tối, do đó bạn nên tránh đặt chúng trong phòng ngủ hoặc trồng quá nhiều trong nhà.

Cây trồng đuổi muỗi ngũ gia bì

5. Cây bạc hà xua đuổi muỗi

Hãy thử đặt một chậu cây bạc hà trên bàn hoặc cạnh cửa sổ, hoặc trang trí ban công, bạn sẽ không còn thấy bóng dáng của một con muỗi nào cả! Không chỉ là một loại rau thơm, loài thực vật này còn được dùng như một loại thảo mộc chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Cây tỏa ra tinh dầu với mùi hương dễ chịu đối với con người, nhưng đồng thời có tác dụng đuổi muỗi và một số loại côn trùng khác. Song song, nếu bạn không muốn thực hiện các cách diệt gián dơ nhà thì hãy nhớ đến loại cây bạc hà này nhé. Loại cây này sẽ khiến lũ gián. muỗi nhà bạn chùn bước và biến mất hoàn toàn.

Thêm một tác dụng bất ngờ từ loài cây trồng đuổi muỗi này sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn bị chúng đốt nữa đó. Chỉ cần chà xát một ít lá bạc hà trực tiếp lên da sẽ khiến vết đốt không còn gây ngứa ngày khó chịu nữa. Điểm cộng tiếp theo là mùi bạc hà nồng nồng thơm thơm là sự bổ sung hoàn hảo cho món salad cuối tuần thêm ngon miệng dễ ăn. Mẹo dân gian này khá giống với cách đuổi muỗi bằng dầu gió và nước đó.

Cây bạc hà xua đuổi muỗi

6. Cây cảnh đuổi muỗi nhất mạt hương

Hay còn có tên gọi khác là sen đá lá thơm, là một loài thực vật mọng nước. Đây cũng là loài cây trồng đuổi muỗi khi tỏa ra mùi hương khiến chúng “một đi không trở lại” nhưng vô cùng dễ chịu với con người. Mùi hương loài cây này giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi, đầu óc trở nên thư thái. Sen đá lá thơm  được xếp vào những loại cây trồng trong nhà tốt nhất vì có đặc tính dễ nuôi trồng, ưa bóng râm và phát triển nhanh chóng.

Xem thêm:  Cách diệt muỗi bằng tỏi an toàn, hiệu quả bất ngờ cho gia đình
Cây cảnh đuổi muỗi nhất mạt hương

7. Cedars (Thuja)

Cây dễ sống, có thể phát triển ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Trái ngược lại với những cây cảnh xua đuổi ruồi muỗi ở trên. Các loài côn trùng lại đặc biệt thích trú ẩn quanh cây tuyết tùng này bởi bóng râm và trốn tránh được kẻ thù khác. Bởi vậy, mẹo diệt muỗi đơn giản là bạn chỉ cần lắp thêm một chiếc đèn quạt hút hoặc lưới điện để tận dụng lợi thế này nhé.

Cedars (Thuja)

8. Cây húng quế đuổi ruồi muỗi hiệu quả

Đây cũng là một loài cây trồng đuổi muỗi khác có mùi thơm rất dễ chịu. Bạn có thể trồng chúng trong nhà hay đặt trên bàn làm việc đều được. Hoặc bạn cũng có thể mua một nắm húng quế vò nát và đặt ở các góc nhà, trên nóc tủ, dưới bệ cửa sổ… cũng có tác dụng xua đuổi muỗi trong 1-2 ngày.

Cây húng quế đuổi ruồi muỗi hiệu quả

9. Cây cảnh tùng thơm xua đuổi muỗi

Về phong thuỷ, loài cây có hình dáng bắt mắt này mang ý nghĩa trường thọ, giúp xua đuổi tà ma và những điều không may mắn trong gia đình. Bên cạnh đó thì cây tùng thơm còn toát ra mùi hương dễ chịu, giúp tinh thần thoải mái và có công dụng đuổi muỗi hữu hiệu.

Cây cảnh tùng thơm xua đuổi muỗi

10. Cúc vạn thọ xua đuổi muỗi

Ngoài công dụng trang trí trong nhà bởi màu sắc nổi bật, cúc vạn thọ còn là một trong những cây trồng đuổi muỗi do có mùi hương khắc tinh với loài vật này. Cây đuổi muỗi cúc vạn thọ chứa Pyrethrum là hoạt chính điều chế ra các loại tinh dầu xua đuổi côn trùng hiệu quả, cùng với một mùi thơm độc đáo khiến các loài bọ cũng phải thấy khó chịu không dám bén mảng lại gần. Vậy nên có một mẹo nhỏ khá hay đó là nếu bạn hiện đang sở hữu một khu vườn rau và cây ăn trái nho nhỏ (như cà chua bi) thì có thể trồng xen kẽ cây hoa cúc vạn thọ vừa tô điểm thêm xinh vừa phòng chống muỗi côn trùng gây hại.

Cúc vạn thọ xua đuổi muỗi

11. Cây Cadaga (Eucalyptus Torelliana)

Là loài thực vật có thể đuổi muỗi và côn trùng đơn giản hiệu quả bằng cách trồng ở khu vực không muốn có muỗi. Mùi hương từ cây có tác dụng xua các loại loài vật hút máu này.

Cây Cadaga (Eucalyptus Torelliana)

12. Cây tía tô đất đuổi muỗi

Tía tô đất là một dược liệu trong các loại trà thảo dược. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng đuổi muỗi rất lợi hại. Tía tô đất sẽ tỏa ra những hương thơm mà con người cảm thấy dễ chịu nhưng khiến muỗi phải tránh “càng xa càng tốt”.

Rất là tuyệt vời đúng không! Vừa đuổi được muỗi cũng như các loại côn trùng gây hại mà không cần dùng đến hoá chất, vừa trang trí cho không gian sinh hoạt, làm việc ở nhà hoặc công ty bạn trở nên sinh động và tươi mát với những loài cây trồng đuổi muỗi trên. Hãy đồng hành với Suria Link trong những mẹo vặt cuộc sống khác nhé!

Cây tía tô đất đuổi muỗi

13. Cây trầu bà có đuổi muỗi không

Bên cạnh những cây trồng đuổi muỗi người ta cũng đặt cây trầu bà để thanh lọc không khí nơi sinh sống. Trầu bà thuộc họ dây leo thân mềm, lá hình trái tim, ưa bóng râm, trồng thủy sinh và thích hợp để trang trí tại các sảnh khách sạn, nhà riêng, văn phòng làm việc… Cây này có tốc độ tăng trưởng nhanh và ít công chăm sóc nên bạn có thể yên tâm về sức sống của cây dù quỹ thời gian của bạn rất eo hẹp.

Cây trầu bà được biết tới nhiều nhất với công dụng loại bỏ độc tố trong không khí bằng cách hấp thụ các chất như formel, toluene, benzen…giúp không khí trở nên trong sạch hơn. Bên cạnh đó, loại cây này còn hấp thụ sóng điện từ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người từ các thiết bị như máy tính, wifi, tia bức xạ từ lò vi sóng…

Tuy nhiên, lá của trầu bà rất độc, nếu ăn phải sẽ gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng nên bạn cần chú ý không để trẻ nhỏ chơi đùa gần vị trí đặt cây.

Cây trầu bà có đuổi muỗi không

14. Cây kim ngân có đuổi muỗi không

Cây kim ngân là loại cây mọc hoang ở núi nhưng đôi khi được người dân trồng để tạo hàng rào đuổi muỗi. Cơ chế hoạt động của cây trồng đuổi muỗi này là tiết ra một mùi hương khiến muỗi không thích và tránh ra xa. Tuy nhiên, loại mùi này chỉ phát tán trong một phạm vi gần nên muỗi chỉ thực sự đặt cây. Còn nếu muốn đạt hiệu quả tốt nhất thì phải trồng rất nhiều như một chiếc hàng rào mới thực sự có kết quả. Do đó, nếu muốn khu vực nhà mình không có muỗi thì bên cạnh đặt cây kim ngân, bạn cũng nên thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa để phòng tránh muỗi sinh sôi nảy nở.

Xem thêm:  Cách đuổi chuột bằng tinh dầu bạc hà an toàn, hiệu quả
Cây kim ngân có đuổi muỗi không

15. Cây đuổi muỗi nguyệt quế

Cây nguyệt quế rất được chuộng làm cây cảnh, cây bonsai bởi vẻ đẹp hoàn mỹ. Ngoài tác dụng trang trí, làm cảnh thì loại cây này được coi là dược liệu đông y rất tốt. Người ta tìm tới cây nguyệt quế như một loại cây trồng đuổi muỗi. Bên cạnh đó, lá của cây này khi phơi khô và đem đốt sẽ giúp an thần, giảm stress và ngủ ngon giấc hơn.

Tuy nhiên, những người bị dị ứng với nguyệt quế, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai nên tránh những sản phẩm từ cây này vì sẽ gây hại tới cơ quan hô hấp và tiêu hóa.

Cây đuổi muỗi nguyệt quế

16. Cây xạ hương

Xạ hương tỏa ra mùi hương gây độc cho côn trùng nên được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu, cây trồng đuổi muỗi tự nhiên. Người ta thường trồng xạ hương ở quanh hoa hồng để ngừa sâu bọ phá hoại hàng năm.

Mặc dù có hại cho côn trùng nhưng hoàn toàn vô hại ngược lại có nhiều lợi ích tích cực cho con người như thư giãn tinh thần. Do đó, nếu muốn muỗi không bay vào nhà, bạn có thể trồng cây xạ hương ở ngoài vườn, đồng thời xông tinh dầu xạ hương ở trong nhà.

Cây xạ hương

17. Cây lưỡi hổ có đuổi muỗi không

Cây lưỡi hổ không chỉ là loại cây mang ý nghĩa phong thủy mà còn có nhiều tác dụng tích cực với con người. Mặc dù không phải là cây xua đuổi muỗi trực tiếp nhưng lưỡi hổ có thể làm giảm các vấn đề về dị ứng da, mẩn đỏ do muỗi đốt hoặc bụi bẩn trong không khí gây ra. Bên cạnh đó, lưỡi hổ còn thanh lọc không khí, khử khuẩn làm giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi do ô nhiễm không khí.

Đây là loại cây chịu được khô hạn, không cần tưới nước nhiều, chống chịu được sâu bệnh và thích hợp với nơi ánh sáng bóng râm nên bạn có thể đặt trong nhà để trang trí cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Cây lưỡi hổ có đuổi muỗi không

18. Cây đuổi muỗi Bee Balm (Monarda)

Là một loài thực vật có hoa đẹp, thu hút chim ruồi, ong và cũng rất hiệu quả được sử dụng làm thuốc đuổi muỗi khi lá được giã nát và tiết ra tinh dầu thơm.

Cây đuổi muỗi Bee Balm (Monarda)

19. Cây hoa phong lữ

Loài hoa này sở hữu những màu sắc đa dạng, sặc sỡ như đỏ, hồng, tím,… Cây tỏa ra hương thơm dịu nhẹ, giúp bạn cảm thấy thư thả và thoải mái sau một ngày làm việc mệt mỏi, nhưng đồng thời cũng khiến cho muỗi sợ hãi mà tránh xa. Cây trồng đuổi muỗi hoa phong nữ nên đặt cửa sổ hoặc treo trên ban công thì vừa đẹp lại còn bảo vệ gia đình bạn khỏi những loại côn trùng gây hại.

Cây hoa phong lữ

20. Cây đuổi muỗi đinh hương

Một loại cây mọc ở trong môi trường tự nhiên bạn có thể dùng trồng xung quanh sân nhà hoặc sử dụng tinh dầu từ cây đinh hương để đuổi muỗi nhanh chóng.

Cây đuổi muỗi đinh hương

21. Catnip (Nepeta cataria)

Là một loại thuốc đuổi muỗi hiệu quả. Một trong những hoạt chất chính chứa trong cây Catnip, nepetalactone, được phát hiện là mạnh hơn 10 lần so với DEET trong một nghiên cứu gần đây. Nó là một giải pháp thay thế không độc hại tốt cho các loại thuốc xịt hóa học truyền thống

12. Cây húng lủi đuổi muỗi

Bạn không cần tìm kiếm một cách đuổi muỗi nào cao siêu cả. Đơn giản chỉ cần trồng thật nhiều cây húng lủi trong nhà. Tương tự như húng quế, loài thực vật này cũng khiến cho muỗi cực kỳ không thích, không muốn lại gần và còn có thể xua đuổi một số loài côn trùng khác như kiến, gián, ong…

23. Floss Flower (Ageratum hoặc Coumarin)

Cây tiết một loại chất hóa học là ageratum được tìm thấy nhiều trong sản xuất thuốc xịt muỗi. Muỗi nhận thấy mùi thơm nồng và mùi khó chịu sẽ tránh xa. Phát triển tốt dưới ánh nắng với yêu cầu đất giàu dinh dưỡng.

24. Tỏi (Allium sativum)

Đây cũng là một cách tự nhiên để xua đuổi muỗi. Một cách để sử dụng là cắt tỏi và rắc xung quanh khu vực sinh sống ngoài trời của bạn. Tỏi thậm chí có thể được trộn với dầu thơm tự nhiên để tạo ra một loại xịt toàn thân đuổi muỗi. Không chỉ có tác dụng khiến côn trùng tránh xa không dám bay tới gần, tỏi còn là gia vị giúp món ăn thêm hấp dẫn và tăng cường sức đề kháng cho sức khỏe gia đình.

Xem thêm:  Làm sao giữ sàn nhà gỗ không bị mối mọt và ẩm mốc?

25. Lemon Balm – Melissa officinalis)

Tía tô đất là một loại thảo mộc thuộc họ bạc hà có rất nhiều công dụng như làm hương liệu trong các loại trà thảo mộc. Làm thuốc chống muỗi nhanh chóng bằng cách vò nát một nắm lá và thoa lên vùng da hở của bạn. Trồng chúng trong vườn để tiện lấy khi cần.

26. Lemon Thyme (Thymus Vulgaris)

Muỗi có xu hướng ghét mùi cam quýt. Giã nát một vài bộ phận của cây này và thoa lên cơ thể để xua đuổi những con côn trùng có hại này. Đảm bảo rằng da của bạn có thể dung nạp dầu trước khi thoa lên các vùng da lớn hơn trên cơ thể.

27. Cỏ roi ngựa chanh (Aloysia Triphylla)

Là một loại cây lâu năm, bạn có thể trồng trong vườn, cửa ra vào và cửa sổ để xua đuổi muỗi. Nó có mùi chanh tươi rất thơm. Dầu của loại cây trồng đuổi muỗi này cũng có thể được thoa lên cơ thể để xua đuổi bọ rệp và kiến ba khoang nguy hiểm.

28. Eucalyptus

Dầu tự nhiên từ cây bạch đàn xua đuổi côn trùng như muỗi, ruồi cát, bọ ve, muỗi vằn, ruồi ổn định và rất dịu nhẹ khi thoa lên làn da.

29. Nodding Onion (Allium Cernuum)

Nước trái cây có thể được chiết xuất từ ​​Allium Cernuum thông qua xay hoặc pha trộn. Loại nước ép này rất hiệu quả trong việc xua đuổi muỗi và có thể bôi trực tiếp lên da. Allium Cernuum không phải là chất gây kích ứng và không được biết đến với bất kỳ loại phản ứng nào.

30. Dứa cỏ dại (Matricaria Matricarioides)

Mùi thơm của dứa, cỏ dại có thể được phơi khô để đuổi côn trùng hoặc sử dụng tươi để pha chế một loại trà thú vị. Các chồi của matricaria matricariodes có thể được sử dụng để thêm một biến tấu thú vị cho món salad.

32. Pitcher Plant (Nepenthes Alata)

Đây thực sự là một loài thực vật ăn thịt tương tự như keo dính bẫy ruồi muỗi. Thật đơn giản, hãy trồng cây này trong sân của bạn và xem nó hoạt động.

33. Cây ngải cứu (Artemisia)

Cách xua đuổi muỗi mạnh mẽ nhưng tự nhiên. Cách làm là giã nát lá ngải cứu và rải xung quanh các lối sống ngoài trời của bạn để xua đuổi những loài côn trùng khó chịu này một cách hiệu quả.

34. Cây cọ tuyết (Ceanothus Velutinus)

Là một loại cây có thể được sử dụng trong cảnh quan của bạn để đuổi ruồi muỗi kiến nhưng được coi là một loại cỏ dại ở hầu hết các khu vực.

35. Cây dương xỉ ngọt (Comptonia Peregrina)

Loại thảo mộc tự nhiên này có khá nhiều công dụng. Để xua đuổi muỗi, bạn có thể đặt một ít lá cây dương xỉ ngọt vào đống lửa để những con bọ nhỏ tránh xa đám cháy và khu vực xung quanh. Ngoài ra có thể được sử dụng như một loại tinh dầu xịt thơm thư giãn.

36. Tansy (Tanacetum Vulgare)

Có tác dụng tích cực với những người có vấn đề sức khỏe giúp tăng lưu thông khí huyết. Tansy có thể được sử dụng như một loại thuốc đuổi bọ côn trùng có cánh khó chịu đang vo ve xung quanh nhà của bạn

37. Cây chè

Từ lâu con người đã sử dụng dầu cây chè trên động vật để tránh cho chúng bị muỗi đốt Mùi hương quá nồng và gây khó chịu khiến bất kỳ loài bọ nào không dám tới gần.

38. Lá Vani (Achlys Triphylla)

Được các bộ lạc da đỏ bản địa châu Mỹ sử dụng như một chất xua đuổi côn trùng. Đầu tiên, bạn hãy nghiền nát và thoa các loại cây trồng đuổi muỗi như lá vani lên da.

39. Cam Bergamot hoang dã (Monarda fistulosa)

Có thể dùng để đuổi muỗi côn trùng nhưng trước tiên phải pha loãng với nước vì bản thân cây có thể gây kích ứng da. Ngoài ra, bạn nên thử cây trên da với một lượng nhỏ trước tiên để kiểm tra các phản ứng dị ứng.

40. Rễ đá (Collinsonia Canadensis)

Một loại cây thân cao gần giống với lá bạc hà, trên thực tế là thuộc cùng một họ. Cây rất dễ trồng và có thể được làm thành thuốc đuổi muỗi khi nghiền nát và đun sôi.

Doctor Pest
Doctor Pest

Doctor Pest là một chuyên gia diệt côn trùng các loại như mối, kiến, gián, chuột... tại Công ty dịch vụ diệt côn trùng Vinpest. Với kinh nghiệm nhiều năm cam kết đuổi côn trùng đi xa và bảo hành dài lâu.

SURIA LINK
Logo