Vải jacquard là một trong những chất liệu quen thuộc được sử dụng trong may mặc, đây cũng được coi là loại vải đắt đỏ mang đến những sản phẩm thời trang, nội thất chất lượng. Cùng Thời trang mặc nhà Wow tìm hiểu về vải jacquard là gì? Những ưu nhược điểm và ứng dụng của jacquard trong đời sống.
Vải jacquard là gì?
Jacquard là một chất liệu vải có hoa văn và họa tiết được thêu trực tiếp lên cấu trúc vải, khá giống với gấm. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai loại vải này, bản chất vải jacquard là “hậu duệ” của gấm, ra đời sau gấm với quy trình sản xuất đơn giản, giá thành rẻ và có ứng dụng rộng rãi hơn.
Vải jacquard được coi là “hậu duệ” của gấm
Nguồn gốc của vải jacquard
Vào năm 1804, một thợ dệt người Pháp tên Joseph – Marie Jacquard đã phát minh ra máy dệt có thể in trực tiếp hoa văn lên vải ngay trên khung dệt cơ học thay vì in thêu lên bề mặt trước đó. Người ta đã dùng tên của ông để đặt cho loại vải này như một cách tri ân và đóng góp của ông trong ngành công nghiệp dệt may.
Vải jacquard được một thợ dệt người Pháp tên Joseph – Marie Jacquard sáng tạo nên
Loại vải này ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn, một số nơi đã sử dụng jacquard thay vì gấm để giúp hạ giá thành sản phẩm phù hợp hơn với nhiều đối tượng. Nhờ đó mà nhiều người đã được sử dụng các sản phẩm với loại vải sang trọng không thua kém gì gấm cao cấp.
Xem thêm: Vải gió là vải gì? Các loại vải may áo khoác gió phổ biến hiện nay
Quy trình sản xuất vải jacquard
Việc sản xuất jacquard trải qua 4 quy trình kỳ công cần sự góp mặt của máy móc công nghệ tiên tiến mang lại hiệu suất lớn.
Bước 1: Các nguyên liệu sử dụng để dệt vải sẽ được mang đi làm sạch, loại bỏ các tạp chất rồi kéo thô. Sau khi hình thành sợi sẽ được đưa vào quá trình tạo màng hồ sợi bọc.
Bước 2: Sợi thô sẽ được tẩy trắng để đưa vào bước nhuộm màu. Bước tẩy trắng cần phải làm thật tỉ mỉ để màu có thể thấm vào từng sợi nhỏ. Xen kẽ trong quá trình này là giặt vải để tách màu và loại bỏ các bụi, vụn sợi dư thừa.
Cách sản xuất vải jacquard truyền thống trước đây
Bước 3: Sau khi đã nhuộm, các sợi vải sẽ được đưa vào máy dệt để tạo thành tấm. Các hoa văn, họa tiết sẽ được dệt trực tiếp lên vải theo mẫu có sẵn. Sau khi thành tấm sẽ được nấu trong các dung dịch hóa học để tăng được độ bền của vải.
Bước 4: Sau khi hoàn tất quy trình dệt, vải sẽ được kiểm tra, hoàn thiện và đóng gói. Từ đây, vải tại các xưởng sản xuất sẽ được phân phối rộng rãi đến các nhà máy may mặc hay điểm bán sỉ, lẻ.
Các loại vải vải jacquard trên thị trường
Vải thổ cẩm: Đây là vải có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện nay được ưa chuộng và ứng dụng vào thiết kế thời trang, đồ nội thất hay decor. Tại Việt Nam vải thổ cẩm được phổ biến ở các vùng dân tộc thiểu số với các trang phục truyền thống cực kỳ bắt mắt.
Vải lụa jacquard: Loại vải cao cấp được ứng nhiều trong sản xuất các mặt hàng thời trang đắt đỏ. Đặc điểm nổi trội là độ bóng, mềm mại như tơ tằm, vẻ ngoài sang trọng, luôn mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc.
Vải jacquard là loại vải cao cấp đắt đỏ nhờ vào những ưu điểm vượt trội
Vải jacquard cotton: Loại vải này được đánh giá rất cao và hội tụ những ưu điểm như: thoáng mát, thấm hút mồ hôi, độ bền cao, không nhăn, ít phai màu, thân thiện với làn da nhờ nguồn gốc từ 100% cây bông gòn.
Vải damask: Loại vải này khá giống với gấm nhưng được đánh giá cao hơn ở độ bóng và bền. Vải thường được sử dụng để sản xuất khăn trải bàn, rèm cửa, bọc sofa…
Vải matelassé: Vải được dệt từ sợi bông hay sợi tơ lụa với các họa tiết, hoa văn sắc sảo, tinh tế. Đặc điểm của vải là khả năng thấp hút cao, độ co giãn tốt nhưng rất dễ bị xù lông.
Có thể bạn quan tâm: Vải thô là gì? Các loại vải thô phổ biến trên thị trường hiện nay
Ứng dụng của vải jacquard
Vải jacquard được ứng dụng nhiều trong may mặc, thiết kế nội thất, có thể kể đến như:
- Dùng làm vải để sản xuất trang phục truyền thống mang hoa văn đặc trưng văn hóa vùng miền tại các nước trên thế giới.
- Sản xuất các mặt hàng thời trang cao cấp, được nhiều nhà thiết kế nổi tiếng và dân sành thời trang thế giới sử dụng.
Trang phục từ vải jacquard đến từ thương hiệu Zara
- Sản xuất các đồ dùng nội thất với mục đích decor nhà cửa như rèm cửa, bọc ghế, sofa, thảm, khăn trải bàn, vải decor nhà cửa…
- Loại vải này cũng được sử dụng nhiều để sản xuất chăn ga gối nhờ khả năng thấm hút, thoáng khí, mềm mướt trên làn da và màu sắc họa tiết sang trọng.
Ưu điểm và nhược điểm của chất liệu jacquard
Mặc dù là một chất liệu vải cao cấp được nhiều người ưa chuộng, vải jacquard vẫn có những ưu khuyết điểm riêng mà người dùng cần quan tâm dưới đây.
Ưu điểm
Độ có giãn tốt: Hầu hết các sản phẩm được làm từ vải jacquard có độ co giãn cực kỳ tốt, lên form dáng chuẩn.
Độ bền cao: Được xếp hạng nhất nhì trên thị trường hiện nay đặc biệt là vải cotton jacquard. Sau một thời gian sử dụng bạn có thể dễ dàng nhận ra vải không bị xù, ít phai màu, không bị biến dạng.
Thoải mái, mềm mịn trên da: Khi mặc vải jacquard người dùng sẽ cảm nhận ngay sự thoát mát, mịn màng trên làn da, luôn thoải mái trong mọi hoạt động.
Vải jacquard cso tính thẩm mỹ cao, độ bền và khả năng bám màu tốt
Bám màu tốt: Jacquard có khả năng bám màu tốt nên màu sắc vải vô cùng chân thực, tinh tế, họa tiết và họa văn cũng được linh hoạt để phục vụ cho từng mục đích sử dụng.
Tính thẩm mỹ cao: Vải jacquard mang tới vẻ đẹp độc đáo riêng biệt, được thịnh hành trong các dòng thời trang cao cấp mang lại sự sang trọng, quý phái, thời thượng.
Nhược điểm
Giá thành cao: Mặc dù được sử dụng rộng rãi nhưng với tính ứng dụng cao trong ngành thời trang cao cấp thì không phải ai cũng có thể dễ dàng mua được trang phục được làm từ vải jacquard.
Hạn chế trong các mặt hàng: Với đặc thù về chất vải dày dặn, hoa văn họa tiết nên vải jacquard khá kén các xu hướng thời trang.
Yêu cầu bảo quản cao: Để giúp vải không bị giảm tuổi thọ, người dùng phải biết cách bảo quản như tránh tẩy rửa mạnh, tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài…
Loại vải cao cấp jaquard yêu cầu người dùng phải bảo quản kỹ càng
Xem thêm: Vải Acrylic là gì? Những ứng dụng của acrylic trong thời trang và cuộc sống
Cách bảo quản và sử dụng vải jacquard
Để bảo quản và tận dụng những ưu điểm của vải jacquard, bạn có thể chú ý đến một số điểm dưới đây:
- Nên giặt vải bằng tay, hạn chế sử dụng máy giặt, với một số trang phục cao cấp hơn bạn có thể áp dụng phương pháp giặt khô.
- Không nên sử dụng bàn là ủi ở nhiệt độ cao hơn 30 độ C tránh gây hư hại cho vải.
- Không sử dụng chất tẩy quần áo, chà xát mạnh vào quần áo khi giặt.
- Nên phơi vải ở những nơi thoáng mát, đủ gió và nắng nhẹ, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời trong thời gian dài.
Trên là những thông tin về vải jacquard mà Thời trang mặc nhà Wow muốn cung cấp đến bạn. Mong rằng bạn đã hiểu hơn về chất liệu này và sử dụng một cách hiệu quả. Đừng quên theo dõi website cardina.vn để biết thêm nhiều thông tin thời trang thú vị khác nhé!
Những tin tức về thời trang được Suria Link tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet. Chúc bạn có những tips hay mới nhất về xu hướng thời trang hiện nay.