Mối nguy tiềm ẩn từ việc bị bọ chét cắn

0

Bọ chét là loài côn trùng sinh sống chủ yếu trên chăn mền, lông vật nuôi, vườn cây rậm rạp…. Đó là những nơi con người thường xuyên tiếp xúc mỗi ngày nên bạn rất dễ bị bọ chét cắn. Vậy bọ chét cắn có gây nguy hiểm gì không? Để Suria Link cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này nhé!

Nguồn gốc và nơi sinh sống của bọ chét

Mối nguy tiềm ẩn từ việc bị bọ chét cắn

Bọ chét là loài côn trùng bé nhỏ rất nguy hại bởi khả năng “nhảy” rất xa và bám lên con người để cắn. Bạn dễ dàng bị bọ chét cắn khi sinh hoạt, lao động xung quanh khu vực cư trú của chúng. Nếu bạn có một vết cắn khả nghi mà không biết là của côn trùng nào  thì rất có thể là do “kẻ thù” nhỏ bé này gây nên.

Bọ chét là loài côn trùng không cánh, kí sinh trên cơ thể vật chủ, hút máu vật chủ để sinh sống. Những loài bị chúng kí sinh bao gồm các loài động vật có vú và các loài chim. Trên toàn thế giới có tới hơn 2.200 loại bọ chét khác nhau, bao gồm bọ chét chó, bọ chét mèo, bọ chét người… Tất cả chúng đều có thể gây nguy hiểm cho người.

Bọ chét trưởng thành có kích thước từ 1,5 đến 3mm, có khả năng nhảy xa đến 18cm. Chúng có thể ở trong túi nhộng tới 5 tháng trước khi tìm được vật chủ phù hợp. Chúng có vòng đời từ 30 đến 35 ngày tùy theo nhiệt độ và độ ẩm của môi trường sinh sống.

Xem thêm:  Diệt chuột bằng sóng âm là gì? Phương pháp và hướng dẫn chi tiết

Dấu hiệu và mối nguy hiểm khi bị bọ chét cắn

Trong nhà các loài bọ thường xuyên cư trú trên chó mèo nên chúng ta thường xuyên bị bọ chét cắn. Vết cắn thường có màu đỏ, có vết cắn hằn dọc theo đường cắn. Nơi dễ bị cắn nhất là xung quanh bắp chân, mắt cá chân, mu bàn tay… khi bạn vuốt ve hoặc tiếp xúc với với vật nuôi. Trong một số trường hợp, vết cắn cũng được tìm thấy ở vùng cổ, eo, nách hoặc các vùng khác.

Bọ chét cắn rất ngứa, xung quanh vết cắn có cảm giác đau hoặc nhói, bị nổi mẩn, phát ban. Vết thương do bọ chét gây ra không nghiêm trọng. Tuy nhiên trong quá trình gãi và làm trầy xước da, bạn có nguy cơ nhiễm trùng thứ phát khi vi khuẩn phát triển.

Nếu bạn có triệu chứng các tuyến bị sưng, đau dữ dội xung quanh vết cắn, phát ban quá mức thì hãy đến gặp bác sĩ ngay vì có thể bạn đã bị nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, bọ chét có thể lây truyền bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua vết cắn như sốt phát ban, bệnh dịch hạch,… Bọ chét chó và bọ chét mèo có thể truyền cả sán dây cho bạn nếu bạn không cẩn thận.

Cách phòng tránh bọ chét cắn

Cách phòng tránh bọ chét cắn tốt nhất là tiêu diệt chúng hoàn toàn trong môi trường sống của bạn. Hãy tham khảo một số cách sau:

Xem thêm:  Cách Diệt Kiến Ba Khoang Trong Mùa Mưa
  • Dùng hóa chất mùi hăng như xăng dầu, giấm ăn, nhựa thông, các loại sơn, rượu mạnh… để đuổi bọ chét vì chúng rất sợ những mùi này.
  • Dùng bình xịt côn trùng để xịt vào những góc nhà, thảm… các nơi mà bọ chét có thể sinh sống.
  • Dùng băng phiến để đuổi bọ chét: Bạn hãy nghiền nát một ít băng phiến và rải nó xung quanh nhà, trong gầm giường, các thảm… các chỗ ẩm mốc mà bạn có thể tìm được.
  • Tắm rửa sạch sẽ thường xuyên cho bản thân và các vật nuôi trong nhà, lau dọn nhà thường xuyên để bọ chét không còn môi trường sinh sống.

Nghe rất đơn giản, nhưng bạn cũng đừng quên cảnh giác với nguy cơ nhiễm bệnh khi bị bọ chét cắn nhé. Hy vọng bài viết trên của Suria Link đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích để có thể bảo vệ chính mình và gia đình thân yêu.

Doctor Pest
Doctor Pest

Doctor Pest là một chuyên gia diệt côn trùng các loại như mối, kiến, gián, chuột... tại Công ty dịch vụ diệt côn trùng Vinpest. Với kinh nghiệm nhiều năm cam kết đuổi côn trùng đi xa và bảo hành dài lâu.

SURIA LINK
Logo