Cách điều trị kiến ba khoang đốt đơn giản, khoa học, không để lại sẹo thâm

0

Kiến ba khoang đốt là nỗi ám ảnh với nhiều người bởi vết thương sưng, đỏ, đau, rất khó chịu, thậm chí có thể để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ. Đừng lo lắng, sau đây, Vinpest sẽ bật mí ngay cách phòng ngừa và điều trị kiến ba khoang đốt đơn giản, khoa học, giúp vùng da phục hồi hoàn toàn, không để lại di chứng.

1. Dấu hiệu & biến chứng khi bị kiến ba khoang cắn

Dấu hiệu khi bị kiến ba khoang cắn

Nói đúng ra thì kiến ba khoang không cắn hay đốt nhưng trong dịch cơ thể của loại kiến này có chứa một loại chất gây tổn thương da tên là pederin. Đây là chất độc mạnh gấp 12 – 15 lần so với độc của rắn hổ mang.

Nếu ta đập chúng thì da của ta sẽ bị dính chất dịch ấy, gây nên viêm da, phỏng, rộp. Nếu tiếp xúc qua vật dụng có dính chất dịch thì hậu quả cũng tương tự. Nếu vô tình dây chất dịch ra vùng da khác, có thể gây viêm da lan tỏa diện rộng.

Những vùng da hở thường bị viêm khi tiếp xúc với dịch này là chân, tay, lưng, mặt, cổ… Mức độ kích ứng tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc với độc tố. Triệu chứng cũng tùy thuộc vào vùng da tiếp xúc.

Nếu nhẹ thì trên da chỉ nổi mụn nước li ti hơi ngứa hoặc chỉ nổi vết đỏ, không tạo thành vết phỏng và có thể tự khỏi sau 3 – 5 ngày.

Nếu nặng thì bệnh sẽ có triệu chứng và diễn tiến như sau:

  • Ban đầu: căng, đỏ, ngứa, rát, nóng da.
  • Sau 6 – 12 giờ: vùng da bị đỏ cộm lên thành vệt, nổi mụn nước có kích thước từ 1 – 5mm, không đều nhau.
  • Sau 1 – 3 ngày: vùng da xuất hiện phỏng mủ, phỏng nước, sốt, nổi hạch, rát và đau dữ dội. Tùy vào vùng da tổn thương mà có những triệu chứng đi kèm khác nhau: đau vùng nách, bẹn hay cổ, bỏng mắt, sưng húp mắt, viêm kết mạc, nổi hạch ở bẹn gây khó khăn trong di chuyển, viêm quy đầu…
  • Nếu sau thời gian này không điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn tiến nặng hơn dẫn đến loét.
Xem thêm:  Dùng tỏi theo kinh nghiệm dân gian có thật sự đuổi được muỗi?
Kiến ba khoang đốt
Triệu chứng ban đầu là căng, đỏ, ngứa, rát, nóng da

Biến chứng khi bị kiến ba khoang cắn

Nếu chủ quan không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng:

  • Nhiễm trùng, lở loét, để lại vết thâm, vết sẹo, da bị tăng sắc tố.
  • Tổn thương bộ phận sinh dục nếu để dịch tiết dính vào bộ phận này.
  • Nếu dịch dính vào mắt có thể gây giảm thị lực, tổn thương giác mạc, thậm chí mù tạm thời.

2. Cách chăm sóc da khi bị kiến ba khoang đốt

Sau khi bị kiến ba khoang đốt, bạn băn khoăn kiến ba khoang cắn bôi gì? Đáp án là: Hãy thực hiện ngay các bước sau:

  • Loại bỏ kiến ba khoang (không dùng tay trần).
  • Dùng xà phòng rửa sạch vùng da tiếp xúc.
  • Bôi thuốc sát trùng (có thể dùng Povidon Iod).
  • Nếu thương tổn nhẹ: Rửa vùng da tiếp xúc bằng nước muối sinh lý 3 – 4 lần/ngày để trung hòa độc tố, bệnh sẽ tự khỏi.
  • Nếu thương tổn nặng: Đến khám tại phòng khám, bệnh viện để được bác sĩ chỉ định cách trị kiến ba khoang cắn và loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường dùng là thuốc kháng sinh, kháng histamin, thuốc giảm đau, corticosteroid bôi…
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc sử dụng các biện pháp dân gian như đắp đậu xanh, đắp gạo, đắp lá…; không gãi để tránh vết thương lan rộng hay nhiễm trùng.
Đi khám
Cần đi khám để được điều trị đúng cách

3. Cách xử lý khi phát hiện kiến ba khoang

Cách nhận biết kiến ba khoang

Kiến ba khoang còn có tên là kiến cong đít, kiến nhốt, cằm cặp, kiến gạo, kiến lác. Chúng dài khoảng 1cm, mình thon, có màu đen và đỏ xen kẽ ở các đốt, có 2 đôi cánh, 3 đôi chân, tốc độ chạy và bay cực kỳ nhanh.

Loài côn trùng này ưa thích sống ở nơi ẩm ướt, trong các tán cây, ven bờ suối, vườn tược, ruộng nương, công trình xây dựng hay bãi rác.

Xem thêm:  Cách loại bỏ kiến đuôi kìm trong nhà hiệu quả

Chúng phát triển mạnh vào đầu mùa mưa, nhất là sau những trận mưa xối xả đầu mùa. Những khu nhà sáng đèn cạnh cánh đồng thường là mục tiêu của chúng.

Kiến ba khoang
Kiến ba khoang cực kỳ nguy hiểm

Cách xử lý khi phát hiện kiến ba khoang

Tuyệt đối không xử lý kiến ba khoang bằng tay trần, cũng không chà xát để giết kiến vì sẽ làm chất dịch độc của chúng lan rộng.

Bạn cần đeo bao tay hoặc dùng giấy, bao… để cầm bảo vệ tay khi giết kiến.

Nếu không giết chúng, bạn có thể thổi chúng ra xa hoặc để một tờ giấy cho chúng bò lên rồi di chuyển ra khỏi người hay vật dụng trong nhà.

4. Cách phòng chống kiến ba khoang

Hãy áp dụng một số cách để phòng chống, không cho kiến ba khoang vào nhà:

  • Thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng vàng vì kiến ba khoang rất thích ánh đèn huỳnh quang, thường theo ánh sáng của loại đèn này mà bay vào nhà.
  • Khi ở nơi công cộng, tránh đứng dưới ánh đèn sáng – khu vực ưa thích của kiến ba khoang.
  • Dùng rèm, lưới tại cửa ra vào, cửa sổ, không nên mở cửa thường xuyên.
  • Giăng màn để ngủ.
  • Thường xuyên phát quang bụi rậm, vệ sinh môi trường quanh nhà để triệt tiêu nơi trú ẩn của kiến ba khoang.
  • Trước khi sử dụng quần áo, khăn lông, khăn mặt nên giũ mạnh cho kiến rơi ra nếu có.
  • Khi ra vườn, ruộng vào mùa mưa nên đi ủng, đeo khẩu trang, đội nón, mặc quần dài, áo dài tay để tránh tiếp xúc với kiến ba khoang.
  • Treo xạ hương hay sả quanh nhà để dùng mùi hương nồng, mạnh đuổi kiến ba khoang.
  • Nếu phát hiện có kiến ba khoang trong nhà có thể dùng vợt muỗi, đèn thu hút côn trùng hoặc xịt thuốc diệt côn trùng ở hốc kệ, gầm tủ, gầm giường… để tiêu diệt chúng.
Lưới chống côn trùng
Dùng lưới chống côn trùng để ngăn kiến ba khoang vào nhà

5. Một số thắc mắc thường gặp xoay quanh kiến ba khoang

Bị kiến ba khoang đốt có được tắm không?

Xem thêm:  Hướng dẫn cách vệ sinh đèn diệt muỗi

Sau khi bị kiến ba khoang đốt vẫn có thể tắm gội như bình thường nếu đã vệ sinh, sát trùng chỗ bị thương cẩn thận, không thể lây lan dịch độc sang vùng da khác. Tuy nhiên, không nên tác động mạnh lên vùng da tổn thương để tránh vết thương nặng thêm, lâu lành. Sau khi tắm gội xong, nên dùng băng gạc thấm khô.

Bị kiến ba khoang đốt bao lâu thì khỏi?

Vết thương do kiến ba khoang đốt có thể khỏi trong vòng 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu chăm sóc không đúng cách vẫn có thể để lại thâm, sẹo hoặc các biến chứng khác.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị kiến ba khoang đốt?

Cha mẹ cần lập tức giết hay tách kiến ra khỏi cơ thể trẻ. Sau đó thực hiện các bước chăm sóc da như người lớn: Dùng xà phòng rửa sạch vùng da tiếp xúc => Bôi thuốc sát trùng => Rửa nước muối sinh lý 3 – 4 lần/ngày để trung hòa độc tố => Đi khám để được bác sĩ chỉ định cách điều trị phù hợp.

Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay sử dụng các mẹo dân gian để điều trị. Rất có thể sẽ khiến trẻ bị sẹo, thâm, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khi trẻ trưởng thành.

Cần dặn dò trẻ thật kỹ lưỡng rằng không được gãi, chạm thường xuyên khiến vết thương lâu lành, thậm chí lan rộng và sâu hơn.

Kiến ba khoang đốt
Khi trẻ bị kiến ba khoang cắn, cha mẹ thực hiện các bước chăm sóc da như người lớn

Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã biết cách phòng tránh cũng như điều trị kiến ba khoang đốt một cách đơn giản, khoa học, không để lại sẹo, thâm. Đừng quên ghé ngay liên hệ ngay với Vinpest gần nhất hoặc mở app Vinpest để mua những vật dụng phòng chống kiến ba khoang như sả, vợt muỗi, thuốc xịt côn trùng…

Bài viết được Suria Link tổng hợp từ internet, mọi thông tin chỉ được đưa ra để tham khảo, bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia trong ngành để nắm rõ được chi tiết đúng hơn.

Doctor Pest
Doctor Pest

Doctor Pest là một chuyên gia diệt côn trùng các loại như mối, kiến, gián, chuột... tại Công ty dịch vụ diệt côn trùng Vinpest. Với kinh nghiệm nhiều năm cam kết đuổi côn trùng đi xa và bảo hành dài lâu.

SURIA LINK
Logo