Khi trẻ nhỏ bị côn trùng cắn, mẹ cần làm 3 điều này ngay

0

Trẻ nhỏ sẽ chưa nhận thức về môi trường và mọi vật xung quanh. Vì vậy, việc bị côn trùng cắn là chuyện có thể xảy ra hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan nhé. Nếu không xử lý đúng cách, kịp thời, làn da nhạy cảm của bé sẽ bị tổn thương dẫn đến viêm da, gây sẹo. Thậm chí, với các loại côn trùng có độc tính cao thì bé sẽ càng nguy hiểm hơn.

Vì thế, Suria Link mách nhỏ những điều mẹ cần làm ngay khi phát hiện vết đốt của côn trùng trên người trẻ như sau:

Nhanh chóng lấy kim độc ra khi bị bé côn trùng cắn

Khi trẻ nhỏ bị côn trùng cắn, mẹ cần làm 3 điều này ngay

Việc lấy nọc độc ra khi trẻ bị côn trùng cắn là việc đầu tiên mẹ cần làm, ví dụ như khi bị ong đốt. Nếu vết thương không để lại các nọc độc bên trong thì bạn có thể bỏ qua bước này. Với những loại côn trùng để lại nọc độc như ong, bạn cần đưa bé ra khỏi khu vực đó trước. Sau đó trấn tĩnh bé giúp trẻ bớt hoảng loạn để tránh nọc độc nhanh chóng lan khắp người, hậu quả sẽ khó giải quyết hơn nhiều.

Bạn cần dùng nhíp sạch hoặc các công cụ y khoa để lấy kim độc ra. Lưu ý không nên dùng tay để thực hiện. Tay có thể chứa nhiều vi khuẩn hoặc dễ làm gãy kim.

Sát trùng vùng da bị côn trùng cắn

Khi bị côn trùng cắn, càng để lâu vết thương sẽ càng dễ bị viêm và gây tổn thương nhiều hơn cho da. Vì vậy, mẹ cần sơ cứu ngay khi trẻ vừa mới bị đốt. Đầu tiên, việc làm sạch vết cắn là điều rất quan trọng. Bạn nên rửa qua phần da bị thương bằng xà phòng hòa tan với nước ấm. Hãy đảm bảo nước có nhiệt độ vừa phải. Vì nếu nước quá nóng thì da sẽ bị viêm nặng hơn trước. Nếu bạn có sẵn dung dịch sát trùng trong nhà thì sẽ tốt hơn.

Xem thêm:  Diệt chuột bằng sóng âm là gì? Phương pháp và hướng dẫn chi tiết

Sau khi đã làm sạch qua phần da bị tổn thương, mẹ cần giúp bé giảm đau, giảm sưng. Lúc này một túi đá lạnh là hợp lý nhất, đặc biệt là với những vết đốt gây sưng tấy mạnh. Bạn cũng có thể dùng khăn lạnh nếu không muốn đá lạnh ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Trong trường hợp phát hiện muộn hay nọc độc của côn trùng quá mạnh, vết cắn đã mưng mủ, phồng rộp thì bạn cần cẩn thận hơn. Hãy đặt một miếng băng gạc sạch lên trên phần da ấy để bảo vệ. Tuyệt đối không chọc thủng chúng. Vì khi các vết sưng vỡ ra thì nguy cơ nhiễm trùng, viêm da là rất cao. Vết thương sau này cũng sẽ khó lành hơn nhiều và có thể để lại sẹo mãi mãi.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất

Có nhiều loại côn trùng chứa chất độc hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm bên trong cơ thể chúng. Khi bị côn trùng cắn, bạn nên sơ cứu qua vết thương rồi mang trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ tư vấn, chữa trị. Không nên tự ý bôi thuốc cho bé ở nhà. Bởi vì bạn khó có thể phân biệt được những vết cắn, đốt của những loại côn trùng khác nhau, từ đó không thể đưa ra cách chữa thích hợp. Việc đưa trẻ đến bệnh viện giúp giảm thiểu nguy cơ rủi ro, bé cũng được chăm sóc ở một môi trường tốt hơn.

Xem thêm:  23 thuốc xịt muỗi tận gốc an toàn trong nhà ngoài vườn

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc bôi khi bị côn trùng cắn khác nhau. Rất khó để tìm mua được những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với vết thương của trẻ. Đồng thời nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái là rất cao. Lúc ấy da sẽ phải chịu tổn thương nhiều thêm. Tốt nhất, bạn cần có sự hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ trước khi tìm mua và sử dụng.

Trên đây là 3 việc cần làm khi trẻ bị côn trùng cắn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ xử lý tình huống này một cách hiệu quả hơn. Để biết thêm nhiều cách diệt côn trùng, cách tiêu diệt kiến ba khoang, cách vệ sinh nhà cửa,… hãy theo dõi Suria Link thường xuyên, bạn nhé!

Doctor Pest
Doctor Pest

Doctor Pest là một chuyên gia diệt côn trùng các loại như mối, kiến, gián, chuột... tại Công ty dịch vụ diệt côn trùng Vinpest. Với kinh nghiệm nhiều năm cam kết đuổi côn trùng đi xa và bảo hành dài lâu.

SURIA LINK
Logo