Vật liệu POM là một trong những loại vật liệu tổng hợp được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực: y tế, công nghiệp, nông nghiệp. Vậy cụ thể vật liệu POM là gì? Đặc tính nổi bật của vật liệu POM? Lịch sử hình thành vật liệu POM? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Vật liệu POM là gì?
Vật liệu POM là một loại nhựa dẻo kỹ thuật có tên đầy đủ là Polyoxymethylene (hoặc acetal hay polyacetal); là phân tử chứa nhóm carbon có chức năng liên kết với hai nhóm khác với công thức hóa học là (CH2O)n. POM có thể tồn tại dưới dạng homopolymer có tính chất cơ học cao, dễ tan chảy ở nhiệt độ cao hoặc copolymer có tính chất kháng kiềm, ít bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với độ ẩm.
Thông thường, vật liệu POM được cung cấp ở dạng hạt sau đó được chế tạo thành các hình dạng tùy ý bằng phương pháp sử dụng nhiệt và áp suất. POM đặc trưng bởi độ bền, độ cứng tốt cùng nhiều màu sắc đa dạng, chống mài mòn, chống rạn nứt… Ứng dụng phổ biến của POM trong sản xuất đồ gia dụng, đèn chiếu sáng, vật tư công nghiệp…
Lịch sử hình thành vật liệu POM
Vật liệu POM được phát hiện bởi nhà khoa học người Đức Hermann Staudinger vào năm 1953. Ông cũng chính là người đã đạt giải thưởng Nobel Hóa học vào năm 1953. Nghiên cứu này của ông về quá trình trùng hợp và cấu trúc của POM tuy nhiên do kém ổn định với nhiệt nên không được thương mại hóa.
Đến năm 1956 các nhà nghiên cứu hóa học tại DuPont đã tổng hợp được phiên bản của POM có trọng lượng phân tử cao và xin bảo hộ bằng sáng chế. Và người đã phát minh ra hợp chất POM có nhiệt độ nóng chảy là Stephen Dal Nogare. Đến năm 1960, Dupont đã xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu POM tại Parkersburg, Tây Virginia với tên Delrin.
Cũng trong năm 1960, nhà khoa học Celanese đã hoàn thành nghiên cứu của mình về vật liệu POM. Sau đó ông đã ký kết hợp tác với công ty Frankfurt Hoechst AG để xây dựng một nhà máy sản xuất vật liệu POM tại Kelsterbach, Hessen.
Tính đến thời điểm hiện tại, vật liệu POM đã và đang có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Với nhiều đơn vị nghiên cứu, sản xuất cũng như ứng dụng đa dạng trong các ngành công nghiệp cơ khí, kỹ thuật điện, giải trí, y khoa, thực phẩm…
Đặc tính của vật liệu POM
- Độ cứng bề mặt cao, độ bền tốt, chống ăn mòn tốt, độ mỏi khi va chạm tốt nên được lựa chọn trong sản xuất bánh răng.
- Dễ dàng gia công, khả năng cách điện tốt, chống thấm tốt.
- Hệ số ma sát thấp, chống trơn trượt tốt.
- Sức bền kéo tốt, không bị biến dạng khi va đập nhẹ.
- Không chịu được các hóa chất nặng.
- Có độ bền xoắn, có thể giữ được hình dạng ban đầu khi bỏ ngoại lực.
- Độ bền với nhiệt độ cao, có thể sử dụng trong mức nhiệt độ dao động từ -50 – 110 độ C.
- Vật liệu POM có các màu sắc đặc trưng là màu trắng đục, trong suốt hoặc màu đen.
- Tuy nhiên, POM có bề mặt hơi trơn, độ giòn cao.
>>Tìm hiểu thêm về vật liệu nhựa dẻo PET
Phân loại vật liệu POM
Dựa vào hình dạng và màu sắc có thể phân chia vật liệu POM thành các loại như sau:
POM dạng tấm
Là loại vật liệu dạng đặc, cứng, bề mặt sáng bóng, mịn và có khả năng chịu lực tốt. Kích thước phổ biến của POM dạng tấm từ 1000 x 2000 mm ngoài ra sẽ có một số kích thước khác như 600 x 1200mm; 700 x 1200mm. Độ dày khoảng 0.3 – 150mm.
POM dạng cây
Được thiết kế dạng hình tròn đặc, bề mặt phẳng, mịn và có độ sáng bóng cao, chiều dài đặc trưng 1000mm hoặc 3000 mm. Đường kính đa dạng trung bình trong khoảng từ 2 – 250mm.
Vật liệu POM có độc hại không?
Về cơ bản, theo các chuyên gia vật liệu POM không gây độc hại và hoàn toàn an toàn nếu được sử dụng trong điều kiện bình thường tuy nhiên còn phụ thuộc vào cách dùng. Do vậy nên khi xem xét về tính độc hại cần phải lưu ý ở cách sử dụng. Cụ thể:
- Ở dạng rắn POM sẽ không độc hại có thể sử dụng để sản xuất và chế biến thực phẩm, đồ uống.
- Ở dạng chất lỏng hoặc hơi POM sẽ gây hại với sức khỏe nếu như bị hít hoặc hấp thụ qua da.
Chính vì thế, để đảm bảo an toàn khi sử dụng vật liệu POM, không nên tự ý đốt hoặc nung chảy để tránh tạo ra các loại chất lỏng, khí gây ảnh hưởng và tác động xấu đến hệ hô hấp.
Ứng dụng của vật liệu POM
Về ứng dụng, với ưu điểm chịu lực tốt, hệ số ma sát thấp, chống va đập tốt, độ bền cao, độ ẩm thấp, kháng hóa chất tốt, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Hiện nay, vật liệu POM được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, hệ thống, cụ thể như sau:
- Trong sản xuất các loại vật liệu: vỏ máy bay, dây cáp điều khiển, cân gạt nước ô tô, vỏ ô tô, điều hòa không khí…
- Trong sản xuất các vật liệu phục vụ tưới tiêu trong nôn gnghiepej như vòi hoa sen, đường ống dẫn..
- Trong sản xuất linh kiện máy móc, thiết bị: bánh răng, bộ hẹn giờ hoặc vòng bi bánh răng trong hệ thống thiết bị công nghệ thông tin, hệ thống mao mạch điện…
- Trong sản xuất đồ chơi, dụng cụ cầm tay…
- Trong ngành công nghiệp thực phẩm, xây dựng, y khoa hoặc trong các nhà máy hóa chất.
- Được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực đòi hỏi yêu cầu cao về vệ sinh môi trường và an toàn sức khỏe cong người.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vật liệu POM gồm đặc tính, ưu nhược điểm và ứng dụng. Nhìn chung đây là sản phẩm hữu ích, đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hy vọng qua bài viết trên đây các bạn sẽ có thêm hiểu biết về loại vật liệu này để lựa chọn chính xác nếu có nhu cầu.
Q/C: Tuấn Hưng Phát cung cấp các thiết bị van – vật tư đường ống – phụ kiện đường ống chính hãng, đầy đủ giấy tờ CO, CQ. Đơn Vị sở hữu kho hàng 1,2 nghìn mét vuông, có thể đảm bảo chủ động về nguồn hàng có sẵn trong nước đáp ứng được hầu hết nhu cầu của thị trường trong nước. Một số sản phẩm mũi nhọn được lập kế hoạch lưu trữ hàng hóa: Van bướm, van bi, van cổng, van 1 chiều,…; các thiết bị đo lường như đồng hồ nước, đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ,…; các thiết bị phụ kiện đường ống: tê, cút, kép, khớp nối mềm chống rung, mặt bích,… Quý Vị có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline để nhận hỗ trợ tư vấn.
Thông tin vật liệu được Suria Link tổng hợp từ internet, chỉ mang tính chất tham khảo và tìm thêm những kiến thức mới, chúng tôi không thực hiện mua bán.