Tiếp theo trong seri “Tìm hiểu về các loại vật liệu” chúng ta sẽ tìm hiểu về PET: Vật liệu PET là gì? Đặc tính cơ bản của vật liệu PET là gì? Vật liệu PET có ứng dụng như thế nào trong cuộc sống, các ngành công nghiệp? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây, nếu bạn cũng có cùng thắc mắc đừng bỏ lỡ nhé!
Vật liệu PET là gì?
Vật liệu PET hay còn gọi là nhựa PET hay PETE, PEPT, PET-P, tên đầy đủ là Polyethylene terephthalate là một loại nhựa dẻo thuộc loại nhựa Polyester. PET được hình thành từ phản ứng trùng hợp giữa các monome etylen terephtalat với công thức hóa học (C10H8O4).
Theo thống kê, vật liệu PET được phát hiện vào năm 1941 bởi Calico Printer Association ở thành phố Manchester. Và chai nhựa được làm từ nhựa PET đã được đưa vào sản xuất từ năm 1973 bởi Nathaniel Wyeth với mục đích dùng để đựng thuốc trong y tế.
Hiện nay, vật liệu PET được sử dụng phổ biến trong tổng hợp xơ sợi; chai, lọ hộp nhựa đựng thức ăn, nước uống hoặc một số loại chất lỏng khác. Đặc biệt, PET còn được dùng để sản xuất vật liệu màng mỏng cấp thực phẩm, ngành công nghiệp dệt may, túi xách, máy móc…
Đặc tính của vật liệu PET
Điểm cộng của vật liệu PET
- Khả năng chịu lực, chịu nhiệt cao, ở mức nhiệt tối đa 200 độ C hoặc lạnh ở mức nhiệt -90 độ C cấu trúc hóa học của nhựa PET vẫn được giữ nguyên, không bị thay đổi.
- Chống thấm khí tốt hơn nhiều vật liệu khác, ngay cả ở điều kiện nhiệt độ khoảng 100 độ C.
- Độ bền cơ học cao, chống va đập tốt, chịu được lực xé mạnh và chống ăn mòn, độ cứng cao.
- Là loại vật liệu trong suốt, bề mặt có nhiều lỗ rỗng nên so với các loại vật liệu khác khó làm sạch hơn.
- Có khả năng giữ khí gas tốt như oxy, carbon, dioxide và có đặc tính ngăn ẩm tuyệt vời.
- Khả năng cách điện tốt, có phạm vi sử dụng rộng trong khoảng từ -60 – 130 độ C.
- Không bị gãy, có tính thấm khí thấp nhất là với Carbon dioxide.
- Vật liệu PET đã được FDA, Bộ Y tế Canada, EFSA và các cơ quan y tế chấp thuận là an toàn với thực phẩm và đồ uống.
Điểm trừ của PET
- Khả năng tái chế vật liệu PET cực thấp chỉ khoảng 20%.
- Khả năng chống cháy kém, dễ bị ảnh hưởng bởi kiềm, bazo mạnh, xeton ở nhiệt độ cao lớn hơn 60 độ C, hydrocarbon thơm, clo, axit pha loãng.
- Tốc độ kết tính chậm, dễ bị ảnh hưởng bởi nước sôi.
Tìm hiểu thêm về: Nhựa PTFE – Teflon – Vật liệu tái chế
Bảng vật liệu nhựa tái chế
Vật liệu PET có an toàn hay không?
Có rất nhiều ý kiến trái chiều về vật liệu PET, theo ý kiến của các chuyên gia PET là vật liệu đạt chứng nhận FDA và các cơ quan y tế nổi tiếng trên thế giới chấp thuận là an toàn với thực phẩm và đồ uống. Do đó, có thể khẳng định PET là vật liệu an toàn.
Ngoài ra, trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, y tế, vật liệu PET cũng đã được chứng minh, nghiên cứu, thử nghiệm và lưu hành. Vật liệu PET không chứa chất bisphenol-A (BPA) hoặc phthalates (chất hóa dẻo). Và hoàn toàn có thể tái chế, nhiều sản phẩm làm từ PET đã được thu hồi để tái chế.
Một số sản phẩm từ vật liệu PET tái chế có thể kể đến như chai, lọ, quần áo, vật liệu xây dựng, bao bì đóng gói… Đặc biệt, chúng còn có thể được kéo thành sợi Polyester để làm quần áo cứu hộ. Hoặc tạo thành các loại chai nhựa sau khi được ép và băm thành những hạt nhỏ.
Tuy nhiên, cần lưu ý phải sử dụng tái chế vật liệu PET đúng cách, đúng quy định, cụ thể trong các trường hợp dưới đây nên dùng:
- Hạn chế, không tái sử dụng để đựng thực phẩm, thức uống vì bề mặt vật liệu PET có các lỗ rỗng khó làm sạch nên rất dễ bám bẩn.
- Không sử dụng để đựng các loại thực phẩm quá nóng, trên 80 độ C vì khi đó vật liệu PET sẽ bị biến đổi sinh ra aldehyde và thôi nhiễm antimony ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Không nên hâm nóng hoặc để các sản phẩm làm từ vật liệu PET ở nhiệt độ cao trừ các sản phẩm được thiết kế chuyên dụng.
Ứng dụng vật liệu PET trong thực tiễn như thế nào?
Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật thường gặp của vật liệu PET trong đời sống, các ngành công nghiệp chính hiện nay:
- Sử dụng làm vật đựng đồ uống, chai lọ, bình đựng nước có gas, có thể ép phun để tạo thành các loại bao bì đóng gói,
- Ứng dụng trong sản xuất khay nhựa đựng hoặc đóng gói các loại thực phẩm ăn nhanh: pizza, xúc xích….
- Trong sản xuất sợi thủ công, trong ngành công nghiệp dệt, nhuộm, may mặc, túi xách.
- Cụ thể là vải polyester với ưu điểm ít nhăn, co rút tốt, trọng lượng nhẹ, giảm gó, chống giãn…
- Sử dụng trong ứng dụng làm cuộn màng nhờ đặc tính độ bền cơ học cao, chống va đập mạnh.
- Được sử dụng để sản xuất lọ đựng mỹ phẩm, màng trong suốt…
- Trong ngành sản xuất điện và điện tử nhờ đặc tính cách điện tốt, cụ thể là sản xuất: đồng hồ, bộ phận quang điện, hộp điện…
- Trong ngành công nghiệp ô tô với ứng dụng làm vỏ động cơ, vỏ hộp số, bộ phận bảo vệ đèn pha…
Hy vọng qua bài viết chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu thêm về vật liệu PET. Từ đó, đưa ra được sự lựa chọn loại vật liệu đúng đắn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, nếu vẫn còn thắc mắc hoặc câu hỏi về vật liệu này hãy để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất!
Q/C: Tuấn Hưng Phát cung cấp các thiết bị van – vật tư đường ống – phụ kiện đường ống chính hãng, đầy đủ giấy tờ CO, CQ. Đơn Vị sở hữu kho hàng 1,2 nghìn mét vuông, có thể đảm bảo chủ động về nguồn hàng có sẵn trong nước đáp ứng được hầu hết nhu cầu của thị trường trong nước. Một số sản phẩm mũi nhọn được lập kế hoạch lưu trữ hàng hóa: Van bướm, van bi, van cổng, van 1 chiều,…; các thiết bị đo lường như đồng hồ nước, đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ,…; các thiết bị phụ kiện đường ống: tê, cút, kép, khớp nối mềm chống rung, mặt bích,… Quý Vị có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline để nhận hỗ trợ tư vấn.
Thông tin vật liệu được Suria Link tổng hợp từ internet, chỉ mang tính chất tham khảo và tìm thêm những kiến thức mới, chúng tôi không thực hiện mua bán.