Vì sao tiêm filler sau 1 năm bị sưng và cách khắc phục

0

Tiêm filler ngày càng được các tín đồ làm đẹp ưa chuộng nhờ công dụng hiệu quả với mức chi phí hợp lý. Tuy nhiên, thủ thuật này cũng tiềm ẩn những biến chứng khó lường. Trong đó, hiện tượng tiêm filler sau 1 năm bị sưng khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này và hướng khắc phục hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tiêm filler là như thế nào?

Tiêm filler hay còn gọi là tiêm chất làm đầy, là một thủ thuật thẩm mỹ phổ biến trên thế giới. Phương pháp này giúp các nàng đối phó với tình trạng da bị lão hóa và mất đi sự tươi trẻ, căng mịn theo thời gian, khắc phục khuyết điểm, chỉnh sửa các đường nét trên gương mặt mà không cần can thiệp đến phẫu thuật.

tiêm filler bị sưng
Tiêm filler sau 1 năm bị sưng.

Tiêm filler có những tác dụng chính sau:

  • Xóa mờ nếp nhăn, bọng mắt, vết chân chim, rãnh râu rồng…
  • Khắc phục tình trạng da chùng nhão, chảy xệ, kém đàn hồi
  • Lấp đầy các vùng lõm hóp, tạo hình má baby, môi căng mọng…
  • Thon gọn cằm, cân chỉnh dáng mũi thanh tú
  • Căng bóng da, đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa sớm
  • Trả lại vẻ ngoài tươi tắn, trẻ trung

Để thực hiện tiêm filler, bác sĩ sẽ sử dụng ống tiêm có chứa hoạt chất làm đầy, tiêm trực tiếp vào vùng cần tác động (cằm, trán, rãnh má, viền hàm, môi… ). Hoạt chất phổ biến nhất hiện nay trong tiêm filler là Axit hyaluronic (HA) – một loại chất làm đầy tự nhiên được sản xuất sẵn có trong cơ thể người.

Xem thêm:  Top 10 thẩm mỹ viện trị nám Thủ Đức an toàn, uy tín, chất lượng nhất 2024

Ưu điểm của tiêm filler là tiết kiệm chi phí và thời gian. Mọi thao tác hoàn tất trong khoảng 30 – 45 phút, sau đó chị em có thể ra về ngay mà không cần phải nghỉ dưỡng.

Phương pháp này cũng phù hợp với người muốn làm đẹp nhưng ngại đụng chạm dao kéo. Hiệu quả của tiêm filler nhìn thấy được tức thì, và duy trì sau đó khoảng 6 tháng đến 1 – 2 năm, tùy vào các yếu tố như hoạt chất, liều lượng, tay nghề tiêm của bác sĩ và cơ địa của người tiêm.

2. Tiêm filler sau 1 năm bị sưng là bị làm sao?

Thông thường, vùng da sau khi vừa mới tiêm filler sẽ bị sưng tấy, ửng đỏ. Đây là tác dụng phụ rất phổ biến sau khi tiêm filler và bạn không cần quá lo lắng. Tiêm filler bị sưng bao lâu sẽ còn tùy thuộc vào từng cơ địa cũng như là kỹ thuật tiêm filler. Thường thì tình trạng này diễn ra trong khoảng 24 giờ đầu tiên sau khi tiêm, sau đó giảm dần và chấm dứt hẳn sau khoảng 3 ngày. Thời gian sưng kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, vị trí tiêm, kỹ thuật tiêm, độ “mát tay” của bác sĩ…

Tuy nhiên, hiện tượng tiêm filler sau 1 năm bị sưng lại là một biến chứng y khoa hiếm gặp và cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm. Ngoài dấu hiệu sưng nề, vùng tiêm còn có thể bị tấy đỏ, vón cục, lồi lõm… thậm chí bị nhiễm trùng, hoại tử nếu không được xử trí kịp thời.

Xem thêm:  Nốt ruồi ở trán của phụ nữ, đàn ông là tốt hay xấu?
tiêm filler sau 1 năm bị sưng do đâu
Tiêm filler sau 1 năm bị sưng là bị làm sao?

>> Xem thêm: Dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử môi và cách xử lý

3. Nguyên nhân sau khi tiêm filler sau 1 năm bị sưng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng tiêm filler bị sưng sau 1 năm. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất do bác sĩ chuyên khoa tổng kết:

tiêm filler sau 1 thời gian bị sưng
Nguyên nhân sau khi tiêm filler sau 1 năm bị sưng.
  • Quy trình tiêm: filler không đảm bảo an toàn vô khuẩn. Nếu không đảm bảo sát trùng dụng cụ, vệ sinh tay, vệ sinh da… trước khi tiêm, vi khuẩn sẽ xâm nhập theo đường chọc kim tiêm, dẫn đến nhiễm trùng ngay tại vùng tiêm.
  • Vấn đề chăm sóc: hậu tiêm filler không đúng cách, không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, ví dụ như không vệ sinh kỹ, bị va đập mạnh… cũng làm cho vùng tiêm filler sau 1 năm bị sưng nề, bầm tím.
  • Kỹ thuật tiêm: filler không chuẩn xác, tiêm sai vị trí, tiêm trúng mạch máu… khiến vùng da sau tiêm filler 1 năm bị biến chứng, áp xe, viêm tấy, tắc mạch máu… rất nguy hiểm. Tiêm filler phải được thực hiện bởi bác sĩ, không nên tự ý thực hiện tại nhà hoặc cơ sở thẩm mỹ không có cấp phép.
  • Chất làm đầy: mà bạn sử dụng bị cấm (silicon lỏng), hoặc không rõ nguồn gốc, trôi nổi, giá rẻ, kém chất lượng. Sau khi tiêm filler 1 năm, các hoạt chất này không thể tan ra mà tắc nghẽn lại trong mô tế bào, dẫn đến sưng viêm, đau nhức, thậm chí nặng hơn là nhiễm trùng.
Xem thêm:  Bí quyết trẻ hóa da bằng than hoạt tính laser carbon 2024

Các tai biến thường gặp sau khi tiêm filler.

4. Cách khắc phục tiêm filler sau 1 năm bị sưng

Nếu chẳng may gặp phải tình trạng tiêm filler sau 1 năm bị sưng, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Hướng xử trí phù hợp thường được áp dụng cho trường hợp này là tiêm tan filler.

Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm chất tan filler vào vùng bị biến chứng, filler sẽ tan tự nhiên theo thời gian và đào thải ra khỏi cơ thể, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sắc đẹp.

Chất tan filler được sử dụng là Hyaluronidase, một loại enzym có khả năng phân hủy các liên kết phân tử Axit hyaluronic (HA), giải phóng filler ra ngoài thông qua đường mồ hôi, bài tiết tự nhiên. Quá trình này sẽ giúp phục hồi làn da, khôi phục diện mạo cũ cho bạn.

Quy trình tiêm tan filler bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Thăm khám cùng bác sĩ để xác định mức độ tổn thương của vùng tiêm filler cũ bị sưng và có hướng khắc phục thích hợp
  • Bước 2: Vệ sinh, sát khuẩn và gây tê vùng cần tiêm
  • Bước 3: Tiến hành tiêm tan filler
  • Bước 4: Vệ sinh da và hướng dẫn chăm sóc tại nhà
  • Bước 5: Khách hàng dùng thuốc, tuân thủ hướng dẫn và tái khám đúng hẹn
vì sao tiêm filler sau 1 năm bị sưng
Quy trình tiêm tan filler an toàn.

Trên đây là những thông tin về tình trạng tiêm filler sau 1 năm bị sưng, nếu bạn có thắc mắc hoặc khó khăn khi gặp tình trạng kể trên, hãy liên hệ đến các cơ sở thẩm mỹ hoặc đến ngay bệnh viện để được thăm khám, tiêm tan filler đảm bảo an toàn nhé!

Bác sĩ Lê Trần Duy
Bác sĩ Lê Trần Duy

Bác sĩ Lê Trần Duy là một chuyên gia phẫu thuật nâng mũi tại TPHCM. Là người sáng lập ra phương pháp Nâng Mũi Điêu Khắc, một xu hướng mới giúp định hình sóng mũi đẹp tự nhiên và cao tây giống như người mẫu.

SURIA LINK
Logo