Trong quá trình mang thai, nội tiết tố của mẹ bầu thay đổi khiến da hình thành nám và đeo bám dai dẳng. Sự xuất hiện các đốm nám khiến chị em mang thai lo lắng và trở nên kém tự tin hơn trong giao tiếp. Vậy có cách nào phòng ngừa nám trong khoảng thời gian này không? Nguyên nhân và cách trị nám cho bà bầu ra sao? Cùng tham khảo ngay nội dung bên dưới nhé!
1. Nguyên nhân gây nám da ở phụ nữ mang thai
Nám da là sự xuất hiện các đốm li ti có màu vàng hoặc màu nâu sẫm xuất hiện trên da. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Đối với các chị em bị nám trước khi mang thai thì tình trạng này có thể kéo dài và nghiệm trọng hơn.
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng nám da ở mẹ bầu là do nội tiết tố Estrogen và Progesterone tác động mạnh vào tế bào da khiến tạo nhiều sắc tố, đặc biệt hắc tố melanin gây nám sạm da.
Ngoài ra, Estrogen cũng làm tăng enzyme hình thành sắc tố tyrosinase tác động lên các thụ thể melanocortin bên trong khiến các tế bào da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, trong giai đoạn mang thai chị em phụ nữ dễ xuất hiện tình trạng nám da.
2. Nám da sau sinh có tự hết không?
Nám da sau sinh có tự hết không? Tình trạng nám trên da có thể tự hết sau vài tháng sinh con, đặc biệt là những mẹ bầu chưa từng bị nám trước đó. Lý do nám biến mất là do nội tiết tố của chị em dần quay lại trạng thái cân bằng, hắc tố melanin từ đó giảm và nám sẽ dần mờ đi theo thời gian.
Các đốm nám chỉ ảnh hưởng đến một lớp mỏng trên da và không gây ảnh hưởng đến thai kỳ. Tuy nhiên một số chị em đã bị nám da từ trước, các vết nám sau sinh có thể không tự mờ đi mà cần can thiệp để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
3. Các cách trị nám da cho bà bầu an toàn
Dưới đây là một số cách trị nám cho mẹ bầu an toàn, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Chống nắng và che chắn cho da
Khi ra ngoài, mẹ bầu cần bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại của môi trường, đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Chị em mang thai chỉ nên tắm nắng trước 8 giờ sáng. Sau khoảng thời gian này, bạn nên hạn chế các hoạt động ngoài hoặc nếu ra ngoài nên có biện pháp bảo vệ da:
- Đội mũ có vành, mặc quần áo dài và lựa chọn các loại vải màu sáng và dày.
- Đeo khẩu trang dày hoặc lựa chọn các loại vải chống được tia UV.
- Sử dụng găng tay hoặc giày kín khi ra ngoài lâu, tránh ánh nắng tiếp xúc với da.
Đặc biệt, chị em mang thai hãy lựa chọn các loại kem chống nắng phù hợp và sử dụng mỗi ngày để giảm bớt sự tác động của ánh nắng mặt trời lên da.
3.2. Bổ sung Vitamin C cho cơ thể
Có thể bạn chưa biết, vitamin C có khả năng giảm sắc tố melanin trên da bởi loại vitamin này có thể tương tác với các ion đồng Cu) tại vị trí hoạt động của tyrosinase và ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase dễ hình thành melanin.
Theo nhận định từ các chuyên gia, vitamin C có hiệu quả trong việc giảm sắc tố nhờ cơ chế tác động trực tiếp lên quá trình hình thành sắc tố gây sạm, nám.
Vì vậy, để ức chế quá trình hình thành nám da, mẹ bầu cần bổ sung vitamin C bằng các loại thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông vàng hoặc đỏ, kiwi, cam, cà chua,… hoặc sử dụng các loại kem dưỡng thoa lên da, sử dụng viên uống.
3.3. Sử dụng axit azelaic
Dù các thành phần có tác dụng làm sáng da đều bị cấm sử dụng trong thời kỳ mang thai nhưng bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc việc sử dụng axit azelaic.
Axit azelaic là một trong những thành phần làm sáng da duy nhất và an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai, không ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Đây là loại axit thường được dùng để điều trị chứng tăng sắc tố da như mụn trứng cá đỏ, mụn trứng cá trong thời kỳ mang thai. Sản phẩm này được bào chế ở nhiều dạng như thuốc kê đơn, kem, gel,…
>> Xem thêm: 10+ cách trị nám sau sinh hiệu quả tại nhà
Để điều trị tàn nhang cho mẹ bầu, chị em có thể tham khảo và sử dụng các loại thực phẩm có thể cải thiện các vết nám từ sâu bên trong.
Một số loại thực phẩm mẹ bầu có thể bổ sung giúp giảm nám, tàn nhang trên da:
- Bổ sung thịt nạc, cá giàu omega 3, trứng.
- Bổ sung các loại rau củ quả nhiều màu sắc và chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất tốt cho da như:
- Các loại trái cây như ổi, nho, táo, kiwi, dâu tây,…
- Các loại rau củ như: rau cải, rau ngót, diếp cá,…
- Sử dụng các loại thảo mộc, trà xanh, nước ép rau củ, trái cây.
- Tránh sử dụng đồ cay nóng, đóng hộp, nhiều dầu mỡ,…
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia,…
- Giảm lượng tinh bột (carbohydrate) trong khẩu phần ăn.
3.5. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không gây tác dụng phụ
Khi mang thai, việc mẹ bầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng, sữa rửa mặt, kem chống nắng có thể khiến tình trạng sạm nám trên da trở nên nghiệm trọng hơn. Cơ thể hấp thụ một số hóa chất trong mỹ phẩm và gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Vì vậy, để trị nám cho bà bầu hiệu quả, bạn chỉ nên sử dụng các loại mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn, lành tính. Chị em mang thai không nên sử dụng một số phương pháp sau nếu không được sự chỉ định của bác sĩ:
- Các phương pháp điều trị nám tại thẩm mỹ viện, spa khi mang thai;
- Peel da, lột da và tắm trắng trong giai đoạn mang thai;
- Điều trị da bằng retinol hoặc các hóa chất lột da;
- Tránh dùng laser trị nám trong giai đoạn này.
3.6. Sử dụng mặt nạ trị nám da cho bà bầu từ thiên nhiên
Sử dụng các loại mặt nạ trị nám cho bà bầu từ thiên nhiên cũng là sự lựa chọn mà các mẹ bầu nên áp dụng giúp hạn chế được tình trạng nám, trắng sáng hơn.
Chị em mang bầu có thể áp dụng một số mặt nạ sau đây:
- Mặt nạ cà chua: Hàm lượng vitamin A, C có thể giúp da thêm sáng khỏe, mịn màng. Cà chua có thể nghiền nhuyễn hoặc thái lát rồi đắp lên mặt.
- Trị nám bằng mặt nạ dưa chuột: Dưa chuột có tác dụng làm sạch sâu, se khít lỗ chân lông và thư giãn. Mẹ bầu làm sạch và thái lát dưa chuột thành từng miếng mỏng rồi đắp lên mặt. Sau đó, rửa sạch lại mặt và lau khô.
- Mặt nạ khoai tây: Khoai tây có thể làm liền sẹo, giảm thâm nám vô cùng hiệu quả. Chị em áp dụng phương pháp này bằng cách rửa sạch, luộc chín và nghiền nát khoai tây. Bọc khoai tây đã nghiền mịn vào lớp khăn mỏng và đắp lên mặt. Sau 15 phút rồi rửa sạch lại mặt. Kiên trì áp dụng phương pháp này 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả như mong muốn.
- Mặt nạ lòng đỏ trứng gà trị nám: Đây là nguyên liệu có tác dụng ngăn ngừa mụn, dưỡng trắng và mờ nám trên da. Bạn có thể áp dụng bằng cách lấy lòng đỏ trứng gà, bỏ vào bát cùng một ít mật ong và đánh quyện vào nhau. Thoa đều lên mặt và đợi khoảng 25 phút rồi rửa sạch lại mặt (áp dụng 1 lần mỗi tuần).
- Mặt nạ mật ong và bột nghệ: Nguyên liệu này có năng chống viêm, tái tạo các tế bào trên da và phục hồi da vô cùng hiệu quả. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần trộn đều mật ong và bột nghệ rồi đắp mặt nạ lên da 2 – 3 lần/tuần và cảm nhận hiệu quả sau mỗi tuần.
Chị em nên lựa chọn phương pháp áp dụng phù hợp và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng các biện pháp chăm sóc da trong khoảng thời gian đặc biệt này.
>> Xem thêm: Trị nám sau sinh bằng sữa mẹ có hiệu quả không? Cần lưu ý gì?
3.7. Sử dụng kem trị nám
Theo nhận định từ các chuyên gia da liễu, hầu hết các loại kem trị nám cho bà bầu trên thị trường hiện nay cũng ít nhiều chứa các thành phần lột tẩy da.
Đặc biệt, một số loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không kiểm soát thì thành phần hóa chất độc hại càng cao.
Vì vậy, chị em mang thai nên tránh dùng sản phẩm kem trị nám cho bà bầu khi chưa được sự chỉ định của chuyên gia và bác sĩ. Bên cạnh đó, hãy chắc chắn rằng loại kem bạn sử dụng là an toàn cho em bé và không được liệt trong phân loại về nguy cơ dùng thuốc trong thai kỳ mức độ C của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ (FDA).
4. Một số lưu ý cho phụ nữ nám da khi mang thai
Phụ nữ mang thai bị nám da là điều bình thường và hoàn toàn có thể biến mất sau khi sinh con. Thay vào đó, bạn nên bổ sung đủ dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh và giúp trị nám da cho bà bầu hiệu quả.
Một số điều mẹ bầu nên làm trong quá trình mang thai:
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, thư thái.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Bạn nên áp dụng các biện pháp từ thiên nhiên để trị nám.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho da.
- Nếu nám da không hết sau sinh, chị em nên thăm khám bởi các trung tâm/thẩm mỹ viện uy tín để có phương pháp điều trị phù hợp.
- Không tự ý sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể khiến tình trạng nám trở nên nặng hơn.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại chất hóa chất, chất tẩy rửa mạnh khi dùng với da mặt.
Khi mang thai, bạn KHÔNG nên sử dụng các biện pháp bắn laser. Tuy nhiên, chị em mang thai có thể dùng cách Cấy collagen tươi trị nám cho bà bầu để làm sáng da, mờ nám, khiến da trở nên mịn màng, căng bóng hơn.
Cấy collagen tươi trị nám an toàn cho bà bầu
Mới: mỗi khách hàng khi đến với TMV Quốc tế Linh Anh sẽ được bác sĩ thăm khám tình trạng da chính xác nhất và thiết kế phác đồ điều trị miễn phí.
Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Linh Anh sẽ trực tiếp soi da, thăm khám và tư vấn, đảm bảo liệu trình phù hợp với mọi khách hàng và phát huy tối đa hiệu quả dịch vụ.
Hy vọng những cách trị nám cho bà bầu được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp chị em lựa chọn được phương pháp cải thiện nám trong thời gian mang thai. Có nên cấy collagen tươi không?